Học tập đạo đức HCM

THANH NIÊN NA HANG THI ĐUA LÀM GIÀU

Thứ ba - 24/11/2020 03:05
Với cách làm sáng tạo, phong trào thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương đã lan tỏa rộng khắp ở Na Hang. Nhiều mô hình kinh tế trong thanh niên được xây dựng, tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sau nhiều năm bươn trải đủ nghề, anh Hoàng Văn Phong, thôn Nà Làng, xã Thanh Tương quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Nhận thấy điều kiện tự nhiên trong thôn có lợi thế phát triển mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo, anh đã bàn bạc với gia đình huy động nguồn vốn vay từ người thân và từ số tiền tích lũy được để đầu tư làm chuồng trại, mua thêm đất trồng cỏ để nuôi trâu, bò. Nhờ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, đến nay mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo của gia đình anh đã xuất chuồng được 2 lứa, mỗi lứa từ 12 đến 14 con; hiện tại gia đình đang duy trì 10 con trâu và 5 con bò vỗ béo. Từ mô hình này, mỗi năm cho gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. 

 
Mô hình phát triển kinh tế nuôi cá lồng đặc sản, trên hồ sinh thái Na Hang của anh Lương Văn Tần, xã Đà Vị (Na Hang).

Tận dụng điều kiện tự nhiên vùng lòng hồ sinh thái Na Hang để phát triển nghề nuôi cá lồng, anh Lương Văn Tần, thôn Xá Thị, xã Đà Vị đã sớm gặt hái được thành công. Từ nuôi 5 lồng cá ban đầu, đến nay gia đình anh có 10 lồng cá đặc sản các loại như cá lăng, cá bỗng, cá quất, cá trắm đen… mỗi năm xuất bán ra thị trường gần 10 tấn cá các loại, thu lãi trên 100 triệu đồng. Anh Tần chia sẻ, nuôi cá lồng thì yếu tố đầu tiên là phải có nguồn nước sạch. Thời gian đầu cá nhỏ anh sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi bán sẵn. Khi cá trưởng thành, anh sử dụng các loại cá nhỏ đánh bắt hoặc thu gom của các hộ làm nghề đánh bắt trên lòng hồ làm thức ăn cho cá. Anh thường xuyên làm vệ sinh lồng nuôi để đảm bảo nước lưu thông tốt, cung cấp đủ oxy cho cá; chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, nhất là khi cho cá ăn để phát hiện bệnh dịch kịp thời.

Chị Đặng Thị Chiêm, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái chia sẻ, trước kia khi chưa tham gia mô hình Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, chị nuôi lợn thịt, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2018, chị đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để nuôi lợn nái. Hiện tại, chị có 8 lợn nái và 20 lợn con chuẩn bị xuất bán. Theo chị Chiêm, việc nuôi lợn giống để bán ra thị trường tốn ít thời gian chăm sóc, 1 lứa lợn giống chăm sóc từ 3 đến 4 tháng là có thể xuất bán; nguồn thức ăn chủ yếu là bột ngô, sắn, chuối, bỗng rượu không sử dụng cám tăng trọng. Không chỉ chăn nuôi, chị còn mở thêm cửa hàng tạp hóa cung ứng các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp địa phương. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình chị có nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Thu Chang, Bí thư Huyện đoàn Na Hang cho biết, đồng hành với thanh niên trong phát triển kinh tế, những năm qua, Huyện đoàn đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham quan, học tập mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh, giao lưu với các gương điển hình tiêu biểu thanh niên làm kinh tế giỏi, tổ chức các lớp tập huấn khởi nghiệp, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi... Hiện nay, tổng dư nợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do các cơ sở Đoàn quản lý trên 56,9 tỷ đồng tại 43 tổ tiết kiệm và vay vốn với 1.406 thành viên. Nguồn vốn này đã góp phần tiếp sức cho nhiều mô hình sản xuất do đoàn viên, thanh niên làm chủ. Đa số thanh niên được hưởng lợi từ nguồn vốn vay đều có ý thức cao trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi đúng định kỳ. Huyện đoàn tạo điều kiện thuận lợi nhất để thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn để xây dựng các mô hình kinh tế.

Với sự đồng hành của tổ chức Đoàn cùng nỗ lực, sáng tạo của bản thân, nhiều đoàn viên, thanh niên ở Na Hang đã khắc phục khó khăn, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương phát triển. Đến nay, toàn huyện có 36 mô hình thanh niên phát triển kinh tế giỏi, 2 hợp tác xã, 2 câu lạc bộ phát triển kinh tế của thanh niên.

Bài, ảnh:Quốc Việt

Nguồn tin: nongthonmoituyenquang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại815,725
  • Tổng lượt truy cập88,170,795
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây