Học tập đạo đức HCM

“Bỏ phố về quê” làm kinh tế trang trại

Thứ năm - 19/11/2020 03:01
Từng tốt nghiệp trường Đại học Thủy lợi và có một công việc ổn định tại thành phố, nhưng anh lại bỏ ngang để về quê làm kinh tế trang trại trên mảnh đồi cằn cỗi với những đối tượng cây trồng, vật nuôi vốn quen thuộc với người nông dân.

Sau 5 năm, với sức trẻ và lòng tâm huyết, đến nay anh đã có một cơ ngơi cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm, làm thay đổi những suy nghĩ và hoài nghi của nhiều người về con đường khởi nghiệp của mình. Đó là tấm gương thanh niên khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi của anh Bùi Quang Huỳnh, tại xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nông thôn, anh Huỳnh luôn ý thức rằng phải cố gắng học tập để ngày mai lập thân, lập nghiệp. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh hăng hái lên đường nhập ngũ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha anh mong góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đến năm 2004 sau khi hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, anh tiếp tục ước mơ của mình là thi vào đại học. Anh đã chọn và thi đỗ vào Trường Đại học Thủy lợi. Đây là niềm vui và động lực để anh tiếp tục phấn đấu trên con đường lập nghiệp của mình.

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp ra trường với những kiến thức chuyên môn đã được học, anh Huỳnh tìm được một công việc ổn định tại thành phố đúng với chuyên ngành anh từng theo học. Tưởng như đã đạt được ước mơ sau nhiều năm nỗ lực học tập thì Huỳnh sẽ yên tâm công tác. Nhưng anh lại nung nấu ý tưởng bỏ việc về quê để khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương.

Huỳnh kể, phải thuyết phục mãi, gia đình anh mới đồng ý cho anh về quê lập nghiệp. Năm 2014, với đồng vốn tích góp được sau mấy năm làm việc, cộng thêm vay mượn của người thân, anh tiến hành cải tạo và quy hoạch lại vùng đất đồi Trọt Chai của gia đình. Ngoài ra, anh còn mua thêm vùng đất cằn cỗi sản xuất kém hiệu quả của người dân xung quanh để thuận lợi cho việc phát triển trang trại lâu dài. Có được khoảng 2 ha đất, Huỳnh quyết định chọn mô hình nuôi gà, vịt để khởi nghiệp. Sau khi xây dựng chuồng trại xong, anh đưa vào thả nuôi lứa đầu tiên với 4.000 con gà thịt, 500 gà đẻ trứng và 1.000 vịt đẻ. Chưa có kinh nghiệm và chưa nắm rõ các quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên những ngày đầu nuôi úm gà con, vịt con anh gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Đến khi đàn gà thịt gần xuất chuồng và đàn gà đẻ bước vào giai đoạn sinh sản thì bỗng nhiên dịch bệnh lại xảy ra ồ ạt tại trang trại, làm gà chết rất nhiều. Do không thể khống chế và điều trị được dịch bệnh cho đàn gà nên buộc anh phải tiêu hủy hàng ngàn con, gây thiệt hại cho anh khoảng 600 triệu đồng. Đầu tư chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đầu tư vào đàn gà, vịt mà không thu về được bao nhiêu làm cho anh gần như trắng tay ở lứa chăn nuôi đầu tiên này.

Thất bại ngay từ lần đầu khởi nghiệp làm anh cảm thấy mệt mỏi và hoang mang; gia đình và người thân cũng rất lo lắng cho việc làm ăn của anh. Hằng ngày đi ra, đi vào trang trại, nhìn hệ thống chuồng nuôi trống rỗng, anh lại tiếp tục suy nghĩ và tính toán cho chặng đường tiếp theo. Với lòng đam mê, quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình, anh đã quyết định làm lại từ đầu, tiếp tục vay vốn để tổ chức chăn nuôi trở lại. Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra dịch bệnh tại chuồng trại, anh cho rằng do anh chưa làm tốt công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi… Vì thế, lần này anh đã tiến hành làm kỹ công tác vệ sinh, tiêu độc, xử lý chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi trước khi mua giống. Lứa này, anh tiếp tục thả nuôi 3.000 gà thịt và 2.500 gà ta đẻ trứng. Để giảm thiểu rủi ro như lần trước, anh áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt ngay từ đầu. Và kết quả chăn nuôi lần này là khá tốt. Anh xuất bán đàn gà thịt thu lãi gần 70 triệu đồng. Đàn gà đẻ mỗi ngày cho khoảng 1.200 quả trứng giống được anh chuyển sang máy ấp trứng để bán gà giống cho bà con chăn nuôi trong vùng.

 

ga nan
Một dãy chuồng nuôi gà của anh Huỳnh

 

Anh Huỳnh chia sẻ: Sau khi đầu tư hệ thống máy ấp trứng có công suất 1,5 vạn quả, mỗi ngày anh cho ra lò gần 800 gà con, sau khi trừ chi phí mỗi tháng anh lãi khoảng 65 triệu đồng. Thấy chăn nuôi dần thuận lợi và bắt đầu có lãi, anh lại tiếp tục đầu tư xây chuồng nuôi lợn thịt. Tính trung bình mỗi năm doanh thu từ đàn lợn đạt khoảng 3,2 tỷ đồng, trừ đi các chi phí anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng.

Để khai thác tối đa diện tích đất còn lại, anh Huỳnh quyết định trồng thêm cây ăn quả để tăng thêm thu nhập và tạo hệ sinh thái tốt hơn cho trang trại của mình. Sau khi tìm hiểu, anh đã đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam để được tư vấn về kỹ thuật và mua về trồng thử 350 cây mít Thái và 350 cây bưởi da xanh. Nhờ được trồng, chăm bón đúng kỹ thuật đã được tư vấn nên cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay đã bắt đầu ra trái và cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.

Cùng với hệ thống chuồng nuôi và vườn cây ăn quả, anh Huỳnh còn đào ao thả cá, vừa phục vụ cho việc tưới tiêu, đồng thời góp phần điều hòa tiểu khí hậu cho khu vực trang trại.

Ngoài việc đầu tư cho sản xuất tại trang trại, anh còn kết hợp mở thêm cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi để phục vụ bà con trong vùng. Trung bình mỗi tháng, doanh thu từ việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi đạt khoảng 500 – 600 triệu đồng. Các hộ chăn nuôi đến mua hàng đều được anh giao hàng tận nơi và cho trả chậm, sau khi xuất bán lợn, gà thì mới thu tiền. Bên cạnh đó anh còn tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm trong phòng và chữa bệnh để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. Kết hợp vừa sản xuất, vừa kinh doanh, mỗi năm anh Huỳnh mang về cho mình khoản lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Nói về mô hình sản xuất, kinh doanh của anh Bùi Quang Huỳnh, ông Đặng Đình Thông - cán bộ Khuyến nông xã Thạch Sơn cho biết: Đây là mô hình làm kinh tế trang trại thuộc diện lớn nhất xã và làm ăn có hiệu quả. Bản thân anh Huỳnh là người táo bạo, dám nghĩ, dám làm. Ngoài việc sản xuất, kinh doanh, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, cộng đồng tại địa phương. Anh đã hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong xã, Hội Phụ nữ xã gần 1.500 con gà giống để chăn nuôi phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; tham gia tài trợ các chương trình do Đoàn Thanh niên xã tổ chức. Với những cố gắng và việc làm của mình, anh Huỳnh đã được Huyện đoàn Anh Sơn, Hội Kinh tế trang trại, cũng như  UBND huyện tuyên dương là mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.

 

buoidaxanh
Vườn bưởi da xanh bắt đầu cho trái

 

Qua câu chuyện làm kinh tế của gương thanh niên trẻ Bùi Quang Huỳnh cho thấy, nông nghiệp là một lĩnh vực vốn có nhiều tiềm năng nhưng cũng có những  rủi ro nhất định, mà đặc biệt là giá cả thị trường luôn có những biến động bấp bênh, khó lường. Trong quá trình làm, người khởi nghiệp có thể gặp thất bại, nhưng điều quan trọng là phải có ý tưởng, có quyết tâm và kiên trì thực hiện thì chắc chắn sẽ đạt được ước mơ. Mong rằng mô hình của anh Huỳnh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để phong trào khởi nghiệp tại những vùng nông thôn ngày càng mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng thành công nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay./.

Theo Văn Thắng/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay23,763
  • Tháng hiện tại292,012
  • Tổng lượt truy cập90,355,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây