Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Nuôi 30 loài cá bé tý ti mà ông nông dân này thu tiền tỷ

Chủ nhật - 04/10/2020 20:18
Với 1,5 ha sầu riêng hơn 10 năm tuổi và 1 ha ao cá cảnh, ông Đặng Văn Sết (sinh năm 1955, ở ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nông dân Đặng Văn Sết (sinh năm 1955, ở ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn trồng cam, chanh đề trồng sầu riêng, nuôi cá cảnh, từng bước tạo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp để phát triển kinh tế gia đình.

Lão nông Đặng Văn Sết.

DÁM NGHĨ DÁM LÀM

Hơn 10 năm trước, 15 công đất trồng sầu riêng hiện nay của gia đình ông Sết là vườn cam mật, chanh cho thu nhập khá. Ông từng là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền từ trước năm 2000. Năm 2002, ông Sết đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
 

Năm 2010, nhận thấy vườn cam, chanh ngày càng già cổi và giá của các loại trái cây này bấp bênh, không ổn định. Do đó, ông Sết quyết định chuyển sang loại cây trồng mới là sầu riêng, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Sết cho biết: “Năm 2010, được một trang trại bán cây giống giới thiệu giống sầu riêng sữa hạt lép có giá bán trái rất cao. Tôi liền quyết định đốn bỏ vườn cam, chanh già cỗi để trồng 5 công sầu riêng”.
 

Thấy cây sầu riêng thích nghi tốt, đến năm 2011, ông Sết tiếp tục mạnh dạn đốn bỏ diện tích cam, chanh còn lại đề trồng sầu riêng Ri6. “Cứ tưởng cây sầu riêng xanh tốt, phát triển nhanh, nhưng khi trồng tôi vẫn gặp không ít khó khăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, nhất là khi sầu riêng cho trái thì tỷ lệ đậu rất thấp hoặc trái chín hay bị sượng, đắng” - ông Sết cho biết.

Để giải quyết vấn đề trên, ông Sết đã không ngần ngại tìm tòi học hỏi, đến tham quan các mô hình trồng sầu riêng, chịu khó tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc nên vườn sầu riêng của ông Sết đã phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao.

Năm 2018, ông Sết đã đầu tư trên 100 triệu đồng để lắp hệ thống tưới nước và phun thuốc tự động cho 15 công sầu riêng. Ông Sết cho biết, trước đây ông phải tốn một khoản chi phí khá lớn để thuê nhân công tưới nước, phun thuốc nhưng khi lắp đặt hệ thống tưới nước, phun thuốc tự động ông đã chủ động hơn trong việc chăm sóc, tiết kiệm được chi phí mà vườn sầu riểng vẫn phát triển tốt.

Nói về thu nhập từ sầu riêng, ông Sết khoe: “Năm 2018, tôi thu hoạch trên 30 tấn trái sầu riêng, bán với giá 45.000 đồng/kg, lãi trên 1,4 tỷ đồng. Đến năm 2019, do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng có thấp hơn, nhưng tôi vẫn thu lãi trên 1,1 tỷ đồng”.

Tiền Giang: Nuôi 30 loài cá bé tý ti mà ông nông dân này thu tiền tỷ - Ảnh 3.

Trang trại của ông Sết hiện có trên 30 loại cá cảnh.

CÓ CHÍ LÀM GIÀU

Không chỉ nổi tiếng là lão nông tiêu biểu trong trồng sầu riêng, ông Sết còn nổi tiếng với biệt danh “ông Tám Sết cá cảnh”. Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng mô hình nuôi cá cảnh ở xã Mỹ Hội. Ông Sết cho biết, trước đây, ông tận dụng các ao trong vườn nhà nuôi cá thịt. Nhưng dần dần ông nhận thấy nuôi cá thịt gặp nhiều rủi ro, giá cả không ổn định, thời gian nuôi lại dài.

Do đó, vào năm 2010, khi được một người bạn ở Sài Gòn khuyên nên nuôi cá cảnh, ít rủi ro, lại cho thu nhập cao, cùng với thị hiếu của nhiều người hiện nay là thích nuôi cá cảnh trong sân nhà, trong cơ quan nên ông Sết đã mạnh dạn chuyển từ nuôi cá thịt sang nuôi cá cảnh, với nguồn cá bán quanh năm, hiệu quả cao gấp 10 lần nuôi cá thịt.
 

Khi mới bắt tay vào nuôi cá cảnh, ông Sết thả cá trong các bạt để nuôi; rồi chở đi các nơi để bán. Khi được nhiều người biết đến thì ông Sết chỉ việc nghe điện thoại đặt hàng của khách hàng, rồi thuê nhân công bắt, phân loại cá, đóng gói và giao hàng.

Khi thu nhập từ việc nuôi và bán cá cảnh bắt đầu khấm khá, ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi cá cảnh. Đến nay, ông có 10.0000 m2 ao nuôi cá cảnh, với trên 30 loài cá cảnh khác nhau như: Cá 3 đuôi, Song Kiếm, Ram Bô, Ping Pong, Hồng Nhung, Hồng Kim, Hột Lựu, Tỳ Bà, sặc Cẩm Thạch, bảy màu,…

Hằng tháng, trại cá cảnh của ông Sết cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước hàng chục ngàn con cá cảnh các loại. Trung bình mỗi ngày, ông Sết xuất bán trên 2.000 con cá cảnh, tùy theo loài cá mà giá bán dao động từ 5.000 đồng đến 200.000 đồng/con. Với giá cả khá ổn định như hiện nay, ông Sết thu lãi từ cá cảnh khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, ông Sết còn tự sản xuất cá cảnh bột. Theo ông Sết, muốn cá mau lớn, giảm chi phí, rút ngắn thời gian nuôi thì khi cá đẻ ở trên bạt, phải chờ đến khi cá khỏe rồi mới đem thả xuống ao nuôi.
 

Tiền Giang: Nuôi 30 loài cá bé tý ti mà ông nông dân này thu tiền tỷ - Ảnh 5.

Trang trại nuôi cá cảnh của ông Sết luôn có nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Hằng năm, trang trại nuôi cá cảnh của ông Sết giải quyết việc làm cho 8 lao động, với thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng quý ở ông Sết là luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Được biết, ông đã giúp cho trên 20 hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình như anh Nguyễn Thành Lâm từ hai bàn tay trắng, sau 2 năm được ông Sết hỗ trợ kỹ thuật, con giống nuôi cá cảnh. Đến nay mỗi tháng, anh Lâm thu nhập trên 20 triệu đồng.

Nếu ai chưa có điều kiện nuôi lớn, ông Sết thường khuyên họ chỉ nên nuôi ít loại cá dễ nuôi, dễ bán và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc. Ông còn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá cảnh của nhiều hộ nuôi trên địa bàn. Với uy tín của mình, ông Sết hiện là Tổ trưởng Tổ cá cảnh xã Mỹ Hội.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hội Võ Thanh Hiền cho biết: “Với ông Sết thì nuôi cá cảnh không đơn thuần là thú vui tao nhã, mà trở thành một nghề "hái ra tiền", làm giàu. Cùng với trang trại của ông Sết, trên địa bàn xã Mỹ Hội còn có gần 20 hộ nuôi cá cảnh, với tổng diện tích 39 ha. Để nghề cá cảnh ngày càng phát triển mạnh, xã Mỹ Hội đang phấn đấu thành lập Hợp tác xã cá cảnh và tiến xa hơn là thành lập Làng nghề cá cảnh để tạo thương hiệu cho con cá cảnh Mỹ Hội”.

https://danviet.vn/tien-giang-nuoi-30-loai-ca-be-ty-ti-ma-ong-nong-dan-nay-thu-tien-ty-20200925170835499.htm
Theo Lê Phương/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay26,856
  • Tháng hiện tại980,668
  • Tổng lượt truy cập92,154,397
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây