Học tập đạo đức HCM

1 tỷ USD từ nấm?

Thứ hai - 21/05/2012 21:30
Không lâu sau khi nấm được đưa vào nhóm dự bị trong Danh mục sản phẩm quốc gia, ngày 18/5, tại TP HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức một hội nghị lớn về phát triển sản xuất nấm ở các tỉnh, TP phía Nam. Thị trường đã sẵn
Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, năm 2011, xuất khẩu nấm của nước ta đạt khoảng 90 triệu USD. Đây là một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu nấm trên thế giới. Năm 2010, thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn nấm, trị giá 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nấm trên thế giới là 10%/năm. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất trên thế giới hiện nay là Đức (300 triệu USD/năm), Mỹ (200 triệu USD/năm), Pháp (140 triệu USD/năm), Nhật Bản (100 triệu USD/năm)…
Ngay ở thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ nấm cũng đang gia tăng khá mạnh. Ông Đinh Xuân Linh, GĐ Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam), cho hay, kết quả khảo sát của các cán bộ Trung tâm cho thấy ở Hà Nội, mỗi ngày đang tiêu thụ khoảng 60-80 tấn nấm tươi. Tại chợ đầu mối Bình Điền (TP HCM), mỗi tối cũng có khoảng vài chục tấn nấm vào ra. Bên cạnh đó, mỗi ngày, Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 10 tấn nấm cao cấp từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Thạc sỹ Cổ Đức Trọng, GĐ Cty TNHH Linh Chi VINA, bổ sung thêm “80% lượng nấm đang tiêu thụ hàng ngày ở chợ đầu mối Bình Điền (TP HCM) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Toàn bộ nấm cao cấp bày bán trong các siêu thị TP HCM cũng đều được nhập khẩu từ Trung Quốc”.

 
Làm giống nấm ở Xuân Lộc, Đồng Nai
Sự hiện diện mang tính áp đảo của nấm Trung Quốc hiện nay ở thị trường Việt Nam, không hẳn là xấu, mà ngược lại, có thể coi đó là một cơ hội cho nấm Việt. Ông Cổ Đức Trọng cho rằng, trước đây, người Việt Nam vốn không quen dùng nấm, nhưng nay, nấm Trung Quốc đã tạo sẵn thị trường tiêu thụ nấm ở nước ta. Vấn đề của chúng ta là làm sao tổ chức, phát triển mạnh nghề nấm để chiếm lĩnh thị trường nội địa. PGS.TS Phạm Thành Hổ (Đại học KHTN TP HCM), cũng cho rằng, phát triển nấm không nhất thiết phải nhăm nhăm tới thị trường xuất khẩu, mà trước hết là để dân ta có đủ nấm để ăn. Bao giờ dư thừa nấm thì mới tính đến chuyện đẩy mạnh xuất khẩu. Theo TS Hổ, nấm có thể thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày, vì so với thịt, protein trong nấm tuy thấp hơn nhưng nấm lại có đủ loại axit amin không thay thế, nấm không có cholesterol và nhiều axit béo không no, vitamin trong nấm nhiều không kém gì trong thịt…
Trong nấm lại có hàng loạt chất có giá trị y dược như tăng lực, hạ huyết áp, điều biến miễn dịch, kháng virus, giảm ung thư… Trồng nấm hoàn toàn có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp có khắp mọi nơi trong nước, qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Do đó, trong bối cảnh chăn nuôi ngày càng đối mặt với rủi ro lớn về dịch bệnh, lại gây ô nhiễm môi trường, giá thành ngày càng tăng cao do phụ thuộc nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu… PGS.TS Phạm Thành Hổ đề nghị đẩy mạnh phát triển ngành nấm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng nấm làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Kỳ vọng 1 tỷ USD
Theo Cục Trồng trọt, mục tiêu phát triển nấm của Bộ NN-PTNT đến năm 2015 là 400 ngàn tấn (300 ngàn tấn tiêu thụ nội địa và 100 ngàn tấn xuất khẩu). Đến năm 2020, sản lượng nấm sẽ đạt 1 triệu tấn (50% xuất khẩu, 50% tiêu thụ nội địa), giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động. Và xa hơn nữa, nếu đạt mức 1 triệu tấn nấm xuất khẩu/năm, nước ta hoàn toàn có thể thu về trên 1 tỷ USD, mà lại không phải bỏ ra 1 đồng nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành khác.
PGS.TS Lê Xuân Thám (Sở KH-CN Lâm Đồng), cho rằng nguồn nguyên liệu trồng nấm ở Việt Nam hoàn toàn dư sức đáp ứng được yêu cầu nói trên. Riêng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp đã lên tới khoảng 60 triệu tấn mỗi năm. Chỉ cần dùng 1/10 số này vào việc trồng nấm, chúng ta hoàn toàn có thể đạt sản lượng 2-3 triệu tấn/năm. Còn theo Cục Trồng trọt, điều kiện thời tiết ở nước ta cho phép nuôi trồng được nhiều chủng loại nấm: ưa nhiệt, ưa mát, ưa lạnh. Nguồn lao động ở nông thôn còn dồi dào, đầu tư cho trồng nấm lại không quá lớn như các sản phẩm khác. Về KHCN, chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống, sản xuất với các loại nấm chủ lực; đã du nhập, chọn lọc, đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm cao cấp, giá trị cao; bước đầu đã hình thành hệ thống nhân giống nấm từ TƯ tới địa phương... Ở góc độ hiệu quả kinh tế, khảo sát từ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn cho thấy nấm đạt doanh thu khá cao trên 1 đơn vị diện tích: trại nấm Phú Bình (Củ Chi, TP HCM) đạt doanh thu 450-600 triệu đ/ha, Cty TNHH Linh Chi VINA (TP HCM) doanh thu 450-500 triệu đ/ha...
Ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật (Bộ KH-CN), cho rằng hiện nay, ở nước ta, sản xuất nấm đã hình thành một ngành kinh tế tương đối rõ nét. Mỗi năm đang có không dưới 50 dự án đầu tư sản xuất nấm.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, để phát triển mạnh nghề trồng nấm, chúng ta phải chú ý giải quyết một số vấn đề. Trước hết, cây nấm ở nước ta đang đi sau khá xa so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Những nước này hiện đã có công nghệ sản xuất, chế biến nấm rất mạnh và lượng nấm hàng hóa rất lớn. Vì thế, chúng ta phải xác định được hướng đi thích hợp để tạo lập được vị trí của Việt Nam trên thị trường nấm thế giới. Các doanh nghiệp trong ngành nấm vẫn còn rất ít, nhiều doanh nghiệp lại chưa có sự liên kết với nông dân. Do đó, muốn ngành nấm phát triển, thì đội ngũ doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nấm phải lớn mạnh hơn nữa. Một Hiệp hội nấm Việt Nam cũng cần sớm được thành lập, mà nòng cốt phải là các doanh nghiệp, với sự tham gia của các nhà khoa học, nông dân. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nhấn mạnh “Không thể phát triển trồng nấm một cách ào ào để rồi nông dân làm ra chẳng biết bán đi đâu”.

 
Theo NNVN
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm266
  • Hôm nay36,283
  • Tháng hiện tại214,850
  • Tổng lượt truy cập90,278,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây