Học tập đạo đức HCM

Một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên Nghêu nuôi

Chủ nhật - 20/05/2012 03:21
Ngày 07 tháng 5 năm 2012, Tổng cục Thuỷ sản có văn bản số 642/TCTS-NTTS về việc hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trên nghêu

 Ở Hà Tĩnh diện tích nuôi nghêu khá lớn, những năm gần đây diện tích nuôi nghêu mỗi năm có từ 180 - 200ha, tập trung tại các huyện Lộc Hà, Thạch Hà; sản lượng nuôi đạt 2.000 - 3.000tấn/năm; chiếm 20 - 30% sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Tuy đạt được một số kết quả nhất định song nghề nuôi nghêu còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh do bãi nuôi một số vùng đã nhiều năm, sự đầu tư cải tạo vùng/bãi nuôi chưa được chú trọng, nguồn giống thả nuôi đều phải mua từ các tỉnh khác đưa về; thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến kết qủa nuôi nghêu. Để công tác nuôi nghêu năm 2012 đạt kết quả cao; xin lưu ý các hộ/cơ sở nuôi nghêu trong tỉnh một số chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản:


Mô hình nuôi ngao ở Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh)
- Con giống: Nghêu giống thả nuôi cần phải đảm bảo chất lượng, cở 7.000con/kg; mật độ thả nuôi  150 - 200con/m2. Trước khi thả nuôi nên tắm cho nghêu giống bằng nước ngọt để hạn chế ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh Perkinsus sp.
- Thực hiện tốt việc san thưa nghêu khi mật độ quá dày, tập trung thu hoạch khi nghêu đạt kích cở thương phẩm. Đối với bãi nuôi nghêu đang bị phơi nắng từ 5 - 8 giờ/ngày thì sau giờ thứ 4 phải phun nước làm mát liên tục và che nắng tránh để nghêu chết do nhiệt độ quá cao.
- Vào những ngày nắng nóng kéo dài, nên chuyển nghêu xuống vùng hạ triều không nuôi ở vùng cao triều để tránh bãi nuôi bị phơi nắng trong thời gian dài dẫn đến nghêu bị chết.
- Khi có hiện tượng thủy triều đỏ (tảo độc nở hoa) cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách cào nghêu xuống khu vực sâu hơn, phun nước, khua mạnh để nghêu không ăn tránh cho nghêu bị nhiễm độc.
- Khi nghêu nuôi có dấu diệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; làm vệ sinh ở khu vực nuôi bằng cách thu gom nghêu chết, rắc vôi bừa kỹ hoặc phủ cát mới để cải tạo đáy nhằm khử ô nhiễm, diệt trùng và làm sạch môi trường bãi nghêu tránh lây lan sang khu vực lân cận./.    
Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay46,242
  • Tháng hiện tại821,520
  • Tổng lượt truy cập91,995,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây