Học tập đạo đức HCM

1001 cách làm ăn: Nuôi lợn rừng... trên cát!

Thứ sáu - 25/07/2014 00:27
“Nghề nuôi lợn rừng” là cuốn sách đầu tiên trong bộ sách “100 nghề cho nông dân” mà chúng tôi viết và phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành để phục vụ cho bà con.
Thời đó, nghề nuôi lợn rừng mới thâm nhập vào Việt Nam. Vì vậy, khi viết sách, chúng tôi chưa có được kinh nghiệm của nhiều người. Tuy nhiên, sách cũng kịp phục vụ cho những người lần đầu đi vào nuôi lợn rừng. Sách đã được tái bản nhiều lần.

Nhưng khi phong trào nuôi lợn rừng rộ lên, có rất nhiều mô hình khiến ta ngạc nhiên. Tôi vào Quảng Bình và tới thăm trang trại Hưng Biển của ông Trần Vĩnh Dũng. Ông làm đủ thứ việc: Đào ao để nuôi tôm trên cát; nuôi đà điểu; nuôi nhông cát và nuôi cả lợn rừng nữa.

Đàn lợn rừng của ông lúc nhiều cũng lên tới cả nghìn con. Nhưng chúng không bao giờ được nhìn thấy rừng mà suốt đời chỉ được thấy... toàn cát. Nó đẻ ra trên cát, lớn lên trên cát và vĩnh biệt cuộc đời cũng... trên cát!

Chúng ta biết, suốt dọc miền Trung, từ Thanh Hóa, Nghệ An tới tận Ninh Thuận, Bình Thuận có vô vàn những vùng cát mênh mông, hoang hóa. Nhiều nơi đang sa mạc hóa dần dần. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, chúng ta phải cải tạo và tận dụng những vùng đất đó. Trang trại của anh Dũng đã làm được việc này.

Khu nuôi lợn rừng của ông cũng được chia ra làm nhiều trại. Mỗi trại chừng 5.000-6.000m2. Xung quanh trại được xây tường. Trong mỗi trại ta thấy có một vài bể nước xây nổi. Chúng chỉ sâu độ 30-40cm. Họ bơm nước vào, lũ lợn thích trèo vào để tắm táp.

Sau đó, chúng lao ra và đua nhau chạy như sóc quanh khu nuôi. Cát nóng như rang nhưng với chúng chả ảnh hưởng gì. Ông chủ cũng xây cho lũ lợn một chỗ để làm chuồng. Nó chỉ là chỗ có mái che.

Có lẽ tới tối chúng mới vào. Còn ban ngày, lợn thích chạy nhảy và nô đùa cùng nhau. Nền cát khô nóng giúp chúng tránh xa được nhiều loại bệnh tật...

Lợn được ăn rau, bèo và cám bã như những nơi khác. Nhưng do chạy nhảy suốt ngày nên thịt của chúng rất nạc và chắc. Khách hàng rất ưa lũ lợn nuôi trên cát của ông...

Xin bà con ở những vùng cát nóng hãy làm theo như Hưng Biển.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại191,345
  • Tổng lượt truy cập88,869,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây