Học tập đạo đức HCM

Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Thứ bảy - 27/08/2016 11:05
Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

Với hình thức nuôi luân chuyển, khi bò mẹ sinh bò con được 6-9 tháng, bê con sẽ được chuyển cho hộ nghèo khác nuôi. Nhờ phương thức này, đến nay số lượng đàn bò của dự án đã tăng lên 164 con.

 am no nho nuoi bo luan chuyen hinh anh 1

 Sau một năm chăm sóc, con bò của chị Lò Thị Đoàn (xã Ẳng Nưa) đã đẻ ra con. Ảnh: L.S

Chị Lò Thị Đoàn ở bản Na Luong, xã Ẳng Nưa là một trong những hộ nghèo được nhận hỗ trợ bò. Chị Đoàn cho biết: “Mỗi con bò có giá hàng chục triệu đồng, là gia tài lớn nên ai nhận nuôi cũng phải chăm sóc cẩn thận, không dám thả rông vì sợ bò phá nương rẫy và sợ bị mất. Khi lên nương trồng cấy, tôi đều tranh thủ dắt bò theo để vừa làm việc, vừa có thời gian chăn dắt. Mùa thu hoạch lúa, tôi đều phơi rơm khô để có thức ăn dự trữ cho bò. Sau 2 năm chăm sóc, con bò mẹ nhà tôi đã sinh được 1 bê con”.

May mắn hơn gia đình chị Đoàn, hộ ông Lường Văn Thành (bản Na Hán) đã bốc thăm được con bò đang mang thai. Đến nay, bò mẹ đã sinh sản được 2 lứa, và tài sản của ông hiện là 2 con bò trị giá trên 30 triệu đồng. Ông Thành chia sẻ: “Khi biết mình được nhận bò nuôi đợt đầu, tôi đã tận dụng gỗ sẵn có trong nhà để dựng chuồng chắc chắn cho bò, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Bò được tiêm phòng đúng định kỳ, ngày nào cũng được ăn no nên lớn nhanh. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc tốt cho bò để mỗi năm chúng sinh sản thêm 1 con, và vài năm nữa mình sẽ có cả một đàn bò”.

Theo ông Lò Văn Hoà - Chủ tịch UBND xã Ẳng Nưa, điểm mới của mô hình là nếu bò mẹ sinh ra bê đực sẽ chuyển cho Hội Chữ thập đỏ thanh lý và Hội sẽ mua bò cái để trao cho hộ nghèo tiếp theo trong bản nhận nuôi. Khi bò đến giai đoạn phối giống, Trung tâm Phát triển chăn nuôi của tỉnh Điện Biên hỗ trợ phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình triển khai, Ban quản lý dự án cấp xã thường xuyên kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần. Khi gia súc ốm hay chết, hộ dân phải báo ngay cho chính quyền xã. Do vậy, việc sinh sản của đàn bò trong xã đạt tỷ lệ cao.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập880
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,313
  • Tổng lượt truy cập93,140,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây