Học tập đạo đức HCM

Ăn nên làm ra với cây chó đẻ

Thứ năm - 07/03/2013 19:29

Vài năm gần đây, nhiều nông dân Phú Yên “ăn nên làm ra” với cây diệp hạ châu (dân địa phương thường gọi là cây chó đẻ). Cơ sở của thành công ấy là sự liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp, chính quyền và nông dân.

 

Từ một dự án

Từ năm 2008, Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Yên đã bắt đầu triển khai Dự án “Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc trong nước và xuất khẩu”. Với kinh phí gần 2 tỷ đồng, chỉ sau 2 năm, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung (trụ sở tại xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên) đã chuyển giao giống, vốn và công nghệ cho nông dân trồng 15ha dược liệu, trong đó cây diệp hạ châu chiếm 10ha nằm rải rác trong ruộng vườn ở các xã thuộc huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và TP.Tuy Hòa.

Ông Châu Văn Đồng - nông dân phường Phú Thạnh, Tuy Hòa nói: “Hóa ra, cây chó đẻ dễ trồng hơn trồng lúa, bắp, rau… Mỗi vụ khoảng 50 ngày, cây cho năng suất 15-16 tấn/ha, mỗi năm trồng được 4 - 5 vụ, đem lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Tính ra, trồng cây chó đẻ lãi gấp mấy lần trồng lúa, rau màu”.

Nông dân Châu Văn Đồng (phường Phú Thạnh, Tuy Hòa) chăm sóc ruộng diệp hạ châu.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung Lê Thị Tuyết Anh cho biết: Diệp hạ châu đắng có tên khoa học Phyllanthus amarus, là cây thuốc đã được người dân dùng từ lâu đời để chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, phù thũng, điều kinh. Gần đây, loại cây này được chiết xuất chế tạo ra viên nang Hamega giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B, xơ gan, điều trị viêm gan do virus...

Hiện nay, với tỉ lệ 15% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B, mỗi năm các nhà máy dược trong nước đang có nhu cầu sử dụng 5-10 tấn nguyên liệu chiết xuất từ diệp hạ châu (tương đương 750 - 1.500 tấn dược liệu tươi) để làm thuốc. Nhu cầu nguyên liệu diệp hạ châu đắng hiện đang rất lớn trong nước và trên thế giới.

Đầu ra ổn định

Giám đốc Sở NNPTNT Phú Yên - ông Biện Minh Tâm cho biết: Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên hiện đang phối hợp rất chặt chẽ với những hộ trồng diệp hạ châu để hướng dẫn, giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm. Lợi nhuận hấp dẫn từ cây thuốc này đã góp phần đa dạng hóa cây trồng, giúp người dân làm giàu bền vững.
Đưa chúng tôi đi thăm quy trình sơ chế, đóng gói diệp hạ châu, Giám đốc Tuyết Anh cho hay: Hiện tại, trên 200 hộ dân tại Phú Yên đang ký kết hợp đồng trồng ổn định khoảng 50ha diệp hạ châu. Các hộ tham gia vùng nguyên liệu đều phải được đơn vị tiến hành kiểm tra chất đất, nguồn nước và tập huấn quy trình trồng, thu hoạch.

Nông dân muốn trồng diệp hạ châu cần liên hệ và có hợp đồng cụ thể với các đơn vị chức năng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo sự điều tiết của nhu cầu thị trường, tránh rủi ro. Bởi trung tâm hiện đang là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Hồng Đài Việt (TP.Hồ Chí Minh). Rất mừng là công ty đang có nhiều đối tác chiến lược và luôn được mở rộng nên đầu ra cho dược liệu của đơn vị rất ổn định.

Đây là một cơ hội đa dạng hóa cây trồng, làm giàu “nhẹ nhàng” cho nông dân Nam Trung Bộ, với lợi nhuận 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Đây là con số không nhỏ, trong lúc nhiều vùng nông nghiệp đang loay hoay phấn đấu xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,527
  • Tổng lượt truy cập92,005,256
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây