Học tập đạo đức HCM

Bệnh vàng lá lúa

Chủ nhật - 03/05/2015 22:32
Hiện nay bệnh vàng lá (đỏ đuôi) xuất hiện đồng loạt trên hầu hết các tỉnh, thành phía Bắc. Tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) có 19 xã báo nhiễm bệnh này từ 80 - 100%.
Do khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng vàng lá nên cả cơ quan chức năng và nông dân đều lúng túng trong công tác phòng trừ. Tuy nhiên đây không phải là đối tượng lạ nguy hiểm nào đáng ngại.
Bệnh do một số nguyên nhân chính gây ra như ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, do virus, do nấm, do vi khuẩn và do điều kiện khí hậu bất lợi.
Vàng lá do virus
Thường thì khi thấy vàng lá, cơ quan chuyên môn gửi mẫu đi test virus. Tuy nhiên ở miền Bắc có thể loại trừ khả năng bệnh vàng lá do virus (vàng lùn). Do bệnh vàng lùn phải có sự phối trộn của 3 loại virus lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá do rầy nâu truyền bệnh và bênh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh. Trong những năm gần đây việc đồng thời xuất hiện dịch rầy nâu và rầy xanh đuôi đen không đáng kể.
Vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn
Triệu chứng biểu hiện giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Khi gặp trường hợp này, chúng ta chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.

 
11-34-27_nh-2
Triệu chứng bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ
 
Khuyến cáo người dân ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Bón khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.
Trường hợp lá lúa dày quá, không thể bón vôi thì nên rút nước ra khỏi ruộng, sau đó đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng. Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân). Sau 1 tuần bón thêm khoảng 200 kg/ha Super lân. Có thể phun phòng trừ các nấm bệnh bằng các thuốc như Nevo 300EC, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC nếu cần.
Vàng lá do nấm
Tác nhân chính là nấm Gonatophragmium sp, bắt đầu giữa lá lúa xuất hiện một chấm vàng nhỏ. Sau đó chấm vàng to dần lên, lan ngược đỉnh lá lúa, sọc vàng nhỏ dần khi hướng lên chóp lá. Bệnh nặng nửa trên có thể bị vàng hết. Để phòng trừ đối tượng này, chúng ta có thể sử dụng các thuốc như Ridomil Gold 68WG, Nevo 330EC, Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Score 250SC.
Vàng lá do vi khuẩn
Hiện nay đang phổ biến trên lúa ĐX toàn miền Bắc do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Cơ quan chỉ đạo và nông dân đang lúng túng và thấy như một căn bệnh lạ.
Triệu chứng ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, sau đó phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục. Giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, rất dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.

 
11-34-27_nh-3
Triệu chứng vàng lá do vi khuẩn
 
Thông thường chúng ta nghĩ rằng bệnh bạc lá, là phải gây nên bạc trắng lá ngay. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, giống lúa. Triệu chứng lá bạc là giai đoạn cuối của bệnh bạc lá, lúc này các mô lá nhiễm bệnh đã chết. Nếu ẩm độ cao, tế bào trương nước chúng ta ít bắt gặp giai đoạn lá chuyển vàng và chỉ thấy lá bị khô trắng lúc nắng lên.
Ngoài ra, hiện nay trên đồng ruộng cũng đang xuất hiện bệnh đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola). Triệu chứng là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc theo các gân lá. Lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, lúc đầu chuyển màu nâu, xung quanh sọc màu nâu có các quầng vàng. Nếu lá bị nhiều đốm sọc tập trung thì các quầng vàng liên kết nhau làm lá lúa bị vàng.
Các loài vi khuẩn xâm nhiễm chủ yếu qua vết thương cơ giới. Do mưa, gió các lá lúa cọ xát vào nhau gây tổn thương. Vì thế phần hai mép lá thường bị tổn thương trước và nhiễm bệnh trước (người ta gọi bệnh cháy bìa lá).
Có thể phòng trừ bằng kháng sinh như kasugamicin, không nên dùng thuốc có chứa streptomincin vì kháng sinh này là thuốc chữa bệnh cho người, nếu ăn thực phẩm nhiễm kháng sinh này rất nguy hiểm. Hoặc có thể sử dụng nhóm thuốc sát trùng như Bronopol (Xantocin 40WP).
Thực tế trên đồng ruộng, nông dân Nguyễn Văn Tỵ xóm Phú An, Khánh Thành, Yên Thành cho biết: “Ở xóm Phú An, ruộng nhà nào phun phòng bằng Tilt Super 300EC hoặc Nevo 330EC thì nay không bị bạc lá, ruộng nhà nào bị nặng mới phun thì không có hiệu quả”.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng bất thường, nhiệt đổi thay đổi đột ngột, gió lào, các chân đất sâu trũng, đọng nước, đất cát dễ nhiễm vàng lá sinh lý.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,518
  • Tổng lượt truy cập85,145,554
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây