Học tập đạo đức HCM

Một số phương pháp nhận biết phân bón kém chất lượng

Thứ ba - 05/05/2015 21:22
Giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết về phân bón thật – giả: Phân Clorua Kali (MOP, KCL) chứa 60% K2O, phân Sunphát Kali (SOP, K2SO4) Chứa 50% K2O , phân Urê, phân DAP, phân hỗn hợp NPK
Một số phương pháp nhận biết phân bón kém chất lượng


Để giúp nông dân hạn chế mua phải phân bón kém chất lượng, phân giả, xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết về phân bón thật - giả được tổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón.

* Phân Clorua Kali (MOP, KCL) chứa 60% K2O

Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng, đây là loại phân làm giả, làm nhái nhiều nhất.

Phân Kali thật là loại phân nhập khẩu 100% có hàm lượng K2O ≥ 60%. Nếu trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60% thì đều là hàng giả, hàng nhái. 

Cách thử phân Kali thật, cho vào một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắng và trong suốt khoảng 50-100ml nước sạch. Thả chừng 3-5 gram sản phẩm vào trong cốc nước để làm thực nghiệm và quan sát kết quả. Phân thật, cốc nước chưa có màu hồng đỏ, một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước. Sau khi khuấy mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc và phân tan hết. Còn phân giả, cốc nước lập tức có màu hồng đỏ, toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh. Sau khi khuấy mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc, có thể để lại cặn không tan hết.

* Phân Sunphát Kali (SOP, K2SO4) Chứa 50% K2O

Màu trắng, hạt nhỏ hoặc bột. Loại này dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cách phân biệt: cho 7-10 gram phân vào cốc nước trong, Sunphát Kali (SOP) thật tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt. Phân giả không tan hết, để lại cặn lắng hoặc dung dịch vẩn đục.

* Phân Urê:

 Có hai loại phân Urê chính: loại hạt trong (Prilled UREA) và hạt đục (Granular UREA), cả hai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.

 - Phân Urê hạt trong là loại phân khó làm giả, tuy nhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân Urê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân Urê.

Phân Urê thật có dạng hạt tròn, nếu lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh. Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được Urê hạt trong là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ, còn lại là Urê nhập khẩu. Do đó, phân Urê của các cơ sở sản xuất khác trong nước đều là hàng giả.

- Phân Urê hạt đục là loại phân chậm tan, hạt to, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân nhập khẩu 100%, rất khó làm giả.

* Phân DAP

Phân DAP có dạng hạt tròn, có nhiều màu khác nhau như: xanh ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen. Chất lượng phân phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm. Đây là loại phân vẫn nhập khẩu. Cho tới nay chưa thấy vụ việc nào liên quan tới việc làm giả phân DAP, nhưng có hiện tượng lợi dụng tâm lý, thị hiếu về màu sắc hoặc nguồn gốc hàng hóa để làm hàng nhái về bao bì, màu sắc, lập lờ về nguồn gốc… cho dễ tiêu thụ hoặc trục lợi. Do đó, khi mua phân DAP phải kiểm tra bao bì có ghi rõ nguồn gốc nhập khẩu từ nước nào, hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm...

* Phân hỗn hợp NPK:

 Phân NPK chia ra làm 2 nhóm:

- Nhóm phân khoáng trộn: được phối trộn các loại phân nguyên liệu chứa đạm, lân và kali với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Nhóm này có công nghệ sản xuất đơn giản, nhưng sản phẩm làm ra khó làm giả mà chỉ có thể làm kém chất lượng. 

- Nhóm phân phức hợp: được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ, trộn đều các loại nguyên liệu thành phần, sau đó tạo thành các hạt phân tổng. Nhóm này dễ bị làm giả, làm nhái bằng cách vê viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu… tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật.

Theo: thongtinkhcn.vn

 Tags: phân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay31,007
  • Tháng hiện tại157,569
  • Tổng lượt truy cập85,064,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây