Học tập đạo đức HCM

Cây dưa sống khỏe, “trẻ lâu” nhờ NPK Văn Điển

Thứ hai - 19/09/2016 19:03
Với trình độ thâm canh cao và nhanh nhạy tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, bà con nông dân tỉnh Hưng Yên từ 5 năm trở lại đây đã dần xoá bỏ tập quán bón phân đơn họ chuyển sang bón phân NPK Văn Điển cho các loại cây trồng nói chung, trong đó có bón cho cây dưa nói riêng rất hiệu quả.

Đầy đủ 16 yếu tố thiết yếu

 cay dua song khoe, “tre lau” nho npk van dien hinh anh 1

Phân Văn Điển bón cho dưa cây tốt bền, trẻ lâu, kéo dài thời gian thu hoạch. C.T

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho các loại cây trồng, trong đó có cây dưa do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy.

 

 

Ông Nguyễn Văn Tráng - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT) Hưng Yên đánh giá cao về hiệu quả của phân Văn Điển: “Diện tích trồng dưa cả năm của tỉnh trên 600ha, chủ yếu là trồng dưa chuột để xuất khẩu và bán quả.

NPK Văn Điển khác các loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng; với đầy đủ 16 nguyên tố thiết yếu mà cây trồng yêu cầu. NPK Văn Điển giúp cho dưa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh, tăng năng suất chất lượng. Ngoài ra, còn góp phần cải tạo đất và làm ra sản phẩm an toàn đảm bảo cho dưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”.

Qua nhiều năm chỉ đạo sản xuất ở huyện, ông Nguyễn Xuân Thu- Trưởng phòng NNPTNT huyện Phù Cừ rất tâm đắc với phân Văn Điển: “Phân Văn Điển bón cho cây dưa rất tốt. Do cây dưa khoẻ nên hạn chế tác hại khi gặp điều kiện thời tiết khó khăn, tăng sức đề kháng sâu bệnh nên giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật. Các chất trung và vi lượng có trong phân Văn Điển còn có tác dụng khử và trung hoà các chất độc hại tồn dư trong đất, khử chua giải độc, tăng độ tơi xốp, cân bằng dinh dưỡng nên giúp dưa có năng suất cao, chất lượng tốt”.

Ý kiến của ông Tráng và ông Thu là có cơ sở khoa học và thực tiễn: Nếu bón phân có chứa nhiều thành phần phụ độc hại, sau nhiều năm bón thành phần phụ sẽ tích luỹ trong đất, trong một số trường hợp sẽ gây ngộ độc cho cây. Có loại phân như đạm urea dư thừa tồn dư dưới dạng biure hoặc phân chứa S tỷ lệ cao hơn nhiều, S lưu lại trong đất gây ngộ độc. 

Bón thế nào cho đúng cách?

Phân lân Văn Điển không phải là phân hoá học, nguyên liệu sử dụng là quặng khoáng thiên nhiên (không qua xử lý chất hoá học mà qua nung ở nhiệt độ cao), vì thế phù hợp với canh tác nông sản an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Nhiều nước trên thế giới và tổ chức quốc tế đã xếp lân Văn Điển là loại phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường. Dưa là sản phẩm để xuất khẩu và để ăn tươi không qua chế biến do đó lựa chọn loại phân thích hợp là rất quan trọng.

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho các loại cây trồng, trong đó có cây dưa do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy. Phân NPK Văn Điển sản xuất theo phương pháp phối chế đạm và kali bằng công nghệ vo viên 3 màu bằng Mg, S bọc đạm và kali nên hạn chế bị bay hơi và rửa trôi, không có chất phụ gia nên thành phần dinh dưỡng cao, cây sử dụng được hầu hết.

Cách bón phân NPK Văn Điển cho dưa chuột: Bón lót 1 sào phân hữu cơ hoai mục 7 tạ, NPK Văn Điển 5 -10-3, 20 -25 kg/sào. Bón phân vào hốc hoặc rạch, lấp kín đất rồi đặt hạt hoặc bầu. Bón thúc NPK Văn Điển 10 -10 -5, 20 – 25 kg/ sào. Chia đều làm 3 lần bón: Lần 1 khi cây 3-4 lá (sau mọc 7 ngày). Lần 2 khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa (9-10 lá thật, sau gieo 18 -20 ngày). Bón vào hốc hoặc rạch cách gốc 6 -10cm, kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc. Lần 3 khi cây bắt đầu ra quả (có 12 -14 lá thật, sau trồng 36 -38 ngày). Bón vào gốc hoặc rạch, cách gốc 7 -10cm rồi xới xáo, vét rãnh, vun cao.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập549
  • Hôm nay70,065
  • Tháng hiện tại806,175
  • Tổng lượt truy cập93,183,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây