Trĩ trắng có tài giao phối "thiên hạ vô địch"
Không chỉ có màu sắc tuyệt đẹp và chất lượng lông tuyệt vời, chim trĩ trắng trống còn có khả năng giao phối “thiên hạ vô địch” trong các loài chim, khi một con chim trĩ trống có thể đạp 3 chim mái 4 lần trong chưa đầy 5 phút.
Trong môi trường tự nhiên một chim trĩ đực thường quản lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản tính rất hăng về dục vọng, một chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn.
Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ vì khiến chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, bị dập trứng, hoặc lồi zoong (tuột hậu môn) đôi khi có vấn đề về tâm, sinh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ chim mới sinh ra.
Cũng liên quan đến vấn đề ghép cặp giữa chim trĩ trống và mái, anh Trần Nhật Giáp - chủ Vườn chim Việt ở Hà Nội cho rằng, việc nuôi với tỷ lệ chim trĩ trắng mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng. Qua nghiên cứu thực nghiệm, Vườn chim Việt đã ổn định đàn chim bố mẹ sinh sản theo tỷ lệ 1 trống + 3 mái là đẹp nhất.
Rắn mối khi "yêu" dính hàng giờ không rời
Rắn mối được xem là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, nhất là đối với sinh lực quý ông. Loài rắn mối có điểm đặc biệt là “yêu” nhau kéo dài hàng giờ, khi đã vào cặp là cứ thế nằm dính lên nhau, kể cả bị bắt lên tay cũng không chịu rời ra.
Rắn mối đực có đặc điểm đầu to, chân khỏe, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông. Rắn mối cái có đặc điểm đầu nhỏ, di chuyển chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
Tuy nhiên, khi "yêu" nhiều cặp rắn mối cùng giao phối theo phong cách "việc ai nấy làm". Sau "cuộc yêu", rắn mối thường nằm luôn tại chỗ, mặc cho phía trên mình con rắn đực giao phối với con cái khác, thậm chí kể cả bị bắt di chuyển địa điểm thì những chú rắn "đang bận" giao phối vẫn... mặc kệ.
Heo làng tự chạy vào rừng tìm "đối tác" để... đẻ
Điều lạ lùng tại làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh, Bình Định) là dù tại đây có hàng trăm con heo làng nhưng chẳng có nhà nào phải lo chuyện sinh sản cho đàn heo. Bởi lẽ, heo ở đây sống tự do và tự lo lấy mọi việc. Đàn heo cái tự tìm "đối tác" của mình để sinh sản và làm ổ ngay trong rừng. Sau khi sinh sản xong, chúng kéo đàn heo con về thăm nhà và tiếp tục những chuyến đi... lông nhông.
Heo làng có gốc gác từ heo rừng nhưng lai tạp qua nhiều đời khác nhau nên không còn giống heo rừng nữa. Đặc điểm nhận dạng là chúng nhỏ con, mang màu đen và chạy lung tung khắp làng.
Ông Diệp Đăng Dũng (49 tuổi, làng Canh Tiến) cho hay: “Mỗi ngày, đến giờ ăn thì tôi cho đàn heo ăn cám và thực phẩm có sẵn. Còn chuyện heo nái cả tuần không về nhà là chuyện bình thường, lúc đó chúng đang làm ổ để sinh sản tại rừng rồi mới dắt díu đàn con về. Nếu con đực là heo rừng thì đàn con lai heo rừng sẽ có màu sắc trên lông, còn nếu con đực là heo làng thì heo con vẫn mang màu đen kịt vậy”.
Dê đực "yêu" dê cái hơn 1.000 lần/tháng
Một con dê đực có thể giao phối với trên 30 - 40 con dê cái mỗi ngày, tính ra một tháng dê đực có “thành tích” làm “chuyện ấy” khủng khiếp lên đến trên 1.000 lần và trở thành “đệ nhất giao phối” trong thế giới tự nhiên. Thông tin này được "vua dê núi" Trịnh Văn Đàm (Đông Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) tiết lộ.
“Có hôm đuổi dê đi ăn trên núi tôi còn theo dõi thấy một số con dê cái nhảy lên nhau (giống hành động của dê đực khi giao phối với dê cái). Theo dõi nhiều ngày tôi mới nghiệm ra một điều là khi con dê cái nào đó trong đàn động dục sẽ gây sự chú ý và dụ dỗ dê đực giao phối với mình bằng cách khiêu khích, nhưng thường trong đàn có con dê cái nào đến thời kỳ sinh sản là dê đực đều biết và chủ động giao phối trước” – ông Đàm tiết lộ.
Khi con đực đầu đàn già, yếu đi (khoảng trên dưới 5 năm tuổi) thì sẽ bị con dê đực khác mạnh hơn soán ngôi để chiếm quyền thống lĩnh và "hưởng thụ" số dê cái trong đàn. Thường thì người ta chỉ nuôi một con đực cho đàn dê khoảng 50 con dê cái. Số dê đực con sẽ bị bán làm thịt, chỉ có con nào đẹp mới giữ lại làm dê giống.
Dê cái con sẽ mất khoảng hai tháng để trưởng thành rồi động dục. Còn dê cái lớn sau sinh vài ngày là động dục liền.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã