Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi Việt Nam chuyển mình để hội nhập và phát triển

Thứ hai - 28/11/2016 04:34
Mặc dù giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, nhưng chăn nuôi là lĩnh vực được đánh giá dễ bị tổn thương nhất sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thế hệ mới. Để vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, ngành chăn nuôi Việt Nam phải “chuyển mình” đổi mới phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay.


Chăn nuôi lớn là hướng phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi hiện nay.

Những tín hiệu vui

Trong những năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp. Từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc biệt là đã có sự hình thành, đầu tư của các doanh nghiệp lớn. Đây chính là nền tảng bền vững cho nền chăn nuôi Việt Nam trong tương lai.

Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hoàng Thanh Vân cho biết, ngành chăn nuôi là ngành luôn giữ được mức tăng trưởng cao trong suốt 15 năm qua. Sản lượng các loại thịt tăng ba lần (từ 1,8 triệu lên 4,6 triệu tấn), trứng tăng ba lần (từ 3 tỷ quả lên 8,9 tỷ quả), các sản phẩm sữa tươi tăng 14 lần, thức ăn công nghiệp tăng gần 4 lần. Chăn nuôi công nghiệp cao đang có xu hướng phát triển mạnh với nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Dabaco, Thái Dương, C.P Việt Nam… Nhiều doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chăn nuôi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng trở lên đã có tác động tích cực, lan tỏa đến đội ngũ sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời đánh thức các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Những mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún không còn phù hợp với xu thế phát triển.

Trong khoảng hai năm trở lại đây, mặc dù số lượng doanh nghiệp lớn đầu tư cho ngành chăn nuôi chưa nhiều nhưng đã có sự đầu tư lớn về công nghệ, thiết bị, giống, nhờ vậy mà ngành chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh.

Ông Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hội chăn nuôi gia súc lớn khẳng định, từ bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi lớn theo hình thức gia trại, trang trại tập trung và liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay.

“Chúng ta muốn sản xuất ra được các sản phẩm chất lượng, giá rẻ, và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập thì buộc chúng ta phải thay đổi từ tư duy đến sản xuất, thay đổi tập quán chăn nuôi. Chỉ khi chăn nuôi lớn, áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi mới cho ra được các sản phẩm đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của thị trường khi tiến hành hội nhập”, ông Giao nói.

Tồn tại nhiều khó khăn

Mặc dù thời gian qua ngành chăn nuôi đã có những bước chuyển mình tích cực, nhưng nhìn một cách tổng thể chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều khó khăn, như hệ thống sản xuất chưa đồng bộ, khâu liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề lớn, cản trở bước tiến của ngành. Để ngành chăn nuôi phát triển trong thời gian tới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung ở ba vấn đề lớn cần giải quyết triệt để đó là: hạ giá thành sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Cục trưởng Cục chăn nuôi phân tích “Hiện nay, giá thịt lợn hơi trong nước vẫn đang đứng ở mức trung bình, chỉ thấp hơn Trung Quốc và Hàn Quốc, còn lại vẫn cao hơn hầu hết các nước như Thái-lan, Mỹ, Đan Mạch, Pháp… Còn về gia cầm, hiện nay giá gia cầm trong nước vẫn cao hơn các nước trong khu vực của chúng ta khoảng từ 17-18%. Thí dụ như một kg gia cầm trắng nuôi khoảng 40 ngày tuổi, ở các nước khác có giá khoảng 18 nghìn đến 21 nghìn đồng/1kg, trong khi đó giá gia cầm nước ta vẫn đang ở mức từ 25 nghìn – 30 nghìn /1kg. Như vậy chúng ta đang cao hơn các nước khác khoảng 5,2%. Nếu không nhanh chóng để giảm giá thành sản phẩm thì khi hội nhập ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà”.

Bên cạnh đó việc xây dựng thương hiệu cho các sản chăn nuôi trong nước cũng là một trong những việc cần làm khi hội nhập. Hiện nay nói đến thịt bò người ta thường nhắc đến thịt bò Úc, New Zealand, Pháp…; thịt lợn Mỹ, gà Thái-lan. Bởi vậy các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam muốn vượt ra khỏi biên giới cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực cần phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thương hiệu ở đây có hai loại, thứ nhất là thương hiệu nội địa, bao gồm chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn sản phẩm. Thứ hai là thương hiệu quốc tế được bảo trợ bởi các hiệp hội hoặc được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên quy mô, diện tích vùng của sản phẩm chưa lớn.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Hoàng Thanh Vân, khẳng định: Muốn hội nhập phải hạ giá thành sản phẩm,
xây dựng được thương hiệu và quảng bá tốt.

Một trong những yếu tố khác rất quan trọng đó khâu xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Thời gian qua mặc dù công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm nước ta đã được triển khai nhưng chưa quyết liệt và chưa hiệu quả như kỳ vọng.

“Bài học kinh nghiệm ở các nước phát triển đó là họ quảng bá sản phẩm rất tốt bằng cách đưa các sản phẩm đến nơi tiêu thụ giới thiệu và để người tiêu dùng sử dụng thử bằng nhiều cách khác nhau, từ đó khẳng định được sản phẩm tốt. Ngoài ra, công tác quảng bá chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất hiện đại cũng được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết đến sản phẩm sạch, chất lượng cao. Ở Việt Nam công tác xúc tiến thương mại chưa đầy đủ, chúng ta sản xuất được sản phẩm tốt nhưng ít người biết đến, ngon nhưng nhiều người không ăn và đẹp nhưng ít người xem. Chính vì vậy mà khó tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là một trong những rào cản lớn khi chúng ta tiến tới hội nhập”, ông Vân đánh giá.

Tác giả bài viết: THANH TRÀ - HUY VŨ

Nguồn tin: www.nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,461
  • Tổng lượt truy cập90,261,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây