Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học, hiệu quả kinh tế và môi trường

Chủ nhật - 19/02/2017 03:54
Mô hình mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà do Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc (Hòa Bình) được triển khai từ tháng 9/2016 đến đầu tháng 1/2017.

 

dem-g-hbinh143721221

Mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại hộ gia đình anh Nguyễn Đình Vũ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Hòa Bình)
 

Diện tích đệm lót sinh học cho gà là 45m2, số lượng 250 con gà Mía và diện tích làm đệm lót sinh học cho lợn 26m2. Vừa qua, Trạm KN-KL huyện đã tổ chức tổng kết mô hình để đánh giá hiệu quả và lợi ích của mô hình, từ đó nhân rộng tới các hộ chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.

Qua đánh giá tại điểm trình diễn nhận thấy mô hình áp dụng tương đối thành công, phân thải của lợn, gà được phân hủy nhanh, không có mùi hôi, tăng cường sức đề kháng đối với dịch bệnh và tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn. Lợn, gà lớn nhanh khỏe mạnh. Bên cạnh đó giảm công lao động dọn dẹp hàng ngày và giảm chi phí điện, nước do không phải sử dụng nước rửa chuồng hoặc tắm cho vật nuôi (lợn), trong khi chi phí đầu tư làm đệm lót sinh học thấp.

Đối với gà nuôi trên nền đệm lót sinh học không bị thối bàn chân, lông tơi mượt, đề kháng tốt giảm rõ rệt các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Trọng lượng gà xuất chuồng bình quân đạt 1,5 kg/con, lợn sau 4 tháng nuôi đạt 80 - 95 kg/con.

Ông Trịnh Văn Phúc, chủ hộ tham gia mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học cho biết, mô hình thực sự có hiệu quả kinh tế và môi trường, nguyên vật liệu chủ yếu làm đệm lót là trấu, mùn cưa nên dễ tìm, kỹ thuật không quá phức tạp dễ tiếp cận và phù hợp với quy mô nông hộ. Không phải tắm rửa cho lợn, rửa chuồng hàng ngày nên tiết kiệm được thời gian và công lao động, giảm hẳn mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới các hộ gia đình xung quanh như trước đây.

Chi phí làm đệm lót sinh học cho lợn giá thành thấp với diện tích 26m2 chỉ 350.000 đồng. Bên cạnh đó, đệm lót sau khi sử dụng hết lứa chăn nuôi có thể cải tạo bằng cách bổ sung thêm nguyên liệu và chế phẩm sinh học cải tạo đệm lót rồi tiếp tục chăn nuôi gối lứa hoặc sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Bước đầu mô hình chăn nuôi lợn, gà trên nền đệm lót sinh học được các hộ chăn nuôi tới tham dự hội nghị đánh giá rất cao. Sự thành công của mô hình hứa hẹn phát triển hơn nữa để nhân rộng ra các xã.

Theo Thanh Hòa/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm368
  • Hôm nay48,502
  • Tháng hiện tại823,780
  • Tổng lượt truy cập91,997,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây