Học tập đạo đức HCM

Cho vay gần 12.130 tỉ đồng mở rộng diện tích nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu

Thứ tư - 10/10/2012 11:05
Theo ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã cho người nuôi và doanh nghiệp vay 12.128 tỉ đồng (lãi suất 13-13,5%/năm) để mở rộng diện tích nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Trong đó, Cần Thơ cho vay 5.688 tỉ đồng, kế đó là Đồng Tháp 4.154 tỉ đồng, An Giang 1.265 tỉ đồng, Vĩnh Long 1.021 tỉ đồng.

Số vốn kể trên đã góp phần mở rộng diện tích cá tra tại ĐBSCL từ 4.541 ha (tháng 5/2012) lên 4.876 ha (tháng 9/2012), nhiều nhất tại Đồng Tháp (1.537 ha), Cần Thơ (978 ha), An Giang (759 ha), Bến Tre (701ha). Nông dân chăm sóc cá nuôi đúng kỹ thuật nên năng suất bình quân đạt 254 tấn/ ha. Trên 3.388 ha đã thu hoạch cho tổng sản lượng 860.268 tấn. Nguồn nguyên liệu nói trên cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và đã xuất khẩu được 464.000 tấn, nhiều hơn cùng kỳ năm 2011 là 6%, trị giá 1,3 tỉ USD. 


Tuy nhiên vẫn còn khó khăn, hiện nay chi phí cho 1ha mặt nước nuôi cá tra tại ĐBSCL từ 7 - 8 tỉ đồng, thời gian nuôi mỗi vụ từ 7 – 8 tháng, dài hơn trước đây. Người nuôi cần vay vốn dài hạn trong khi đó ngân hàng chỉ cho vay vốn ngắn hạn với hạn mức vài trăm triệu đồng/ha, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Các doanh nghiệp chế biến cũng gặp khó khăn trong kinh doanh do lãi suất vay ngân hàng cao. Hiện lãi suất đã hạ nhưng người có nhu cầu không dễ vay được vốn với lãi suất thấp. Ngoài ra, việc giải ngân vốn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra còn gặp khó khăn do việc giãn nợ cũ, cơ cấu lại nợ cũ chỉ thực hiện được đối với những khoản nợ còn trong hạn. Đối với những doanh nghiệp, hộ dân đã phát sinh nợ xấu thì không đủ điều kiện để vay vốn. Hiện doanh số cho vay mới (trong phạm vi gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng, lãi suất 11%/năm) còn hạn chế vì các trang trại nuôi cá không còn tài sản bảo đảm nên không đủ điều kiện vay mới. Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cũng không đáp ứng được điều kiện vay mới vì đang còn nợ cũ hoặc không còn tài sản bảo đảm cho khoản vay mới. 

Người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, cộng với tình trạng giá bán cá nguyên liệu thường xuyên thấp hơn giá thành sản xuất nên việc mở rộng diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL diễn ra chậm chạp.

Nguồn: cpv.org.vn

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay23,546
  • Tháng hiện tại830,577
  • Tổng lượt truy cập88,185,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây