Học tập đạo đức HCM

Mùa hồng “đắng”

Thứ hai - 08/10/2012 03:52
Vùng chuyên canh hồng ở Lâm Đồng đang vào vụ thu hoạch rộ, nhiều vườn quả sai trĩu cành, chín đỏ mọng nhưng bà con chẳng buồn hái, bởi giá bán quá thấp, khó tiêu thụ. Nhà vườn Lạc Dương, Đơn Dương,… đang phải đối mặt với vụ hồng “đắng”.

Ông Phan Văn Báu ở xã Đạ Sar (Lạc Dương) hy vọng các ngành chức năng sớm tìm ra lối đi cho cây hồng.

Thời hoàng kim

Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 2.000ha hồng ăn quả, được trồng nhiều ở các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và TP. Đà Lạt. Đây là loại quả đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xếp vào tốp 50 loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam, với nhiều chủng loại phong phú như: hồng giòn, hồng trứng, hồng bánh xe, hồng vuông, hồng dẻo, hồng không hạt… Do thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên cây hồng ở Lâm Đồng luôn cho năng suất cao, quả to tròn, đều, vị ngọt thanh mát, mùi thơm dịu. Nhờ trồng hồng mà nhiều gia đình có cuộc sống khấm khá. Trong nhiều năm liền, giá hồng bán tại vườn dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; vào đầu mùa và cuối mùa, lên tới 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Chỉ cần trồng khoảng 100 gốc hồng, mỗi năm thu hoạch 8-12 tấn quả, những năm được mùa, được giá, nhiều gia đình thu về khoảng 100 triệu đồng. Đặc biệt, trồng hồng khá đơn giản, ít bị sâu bệnh, chịu nắng tốt hơn càphê, chè nên bà con không phải lo tưới nước khi gặp hạn hán, ngay cả thời điểm cây ra hoa, kết quả. Ngoài ra, trên diện tích đất trồng hồng, có thể trồng xen càphê, nhờ đó mà bà con có thu nhập cao hơn so với nhiều mô hình chuyên canh khác.

“Nhưng đó là thời hoàng kim, còn bây giờ, người trồng hồng đang nản lắm, thậm chí có người tính chặt bỏ cây hồng đã gắn bó hàng chục năm vì không có thương lái đến thu mua, giá cả sụt giảm”, ông Lê Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường (TP. Đà Lạt) ngao ngán nói.

“Tắc” đầu ra

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều vườn hồng đang bước vào thu hoạch rộ, bà con hái xuống chất thành đống, quả chín đỏ thẫm đang bắt đầu thối nhũn nhưng vẫn không thấy thương lái đến mua. Ông Phan Văn Báu ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) cho biết: “Gia đình tôi có khoảng 3ha hồng, mỗi ngày phải thuê 10 nhân công thu hái. Sau khi phân loại, hồng loại 1 chở ra chợ Đà Lạt bán với giá 4.000 đồng/kg, hồng loại 2 chỉ 800 - 1.000 đồng/kg. Trừ công hái, vận chuyển, bình quân chúng tôi thu được 1.500 đồng/kg”.

Tuy nhiên, không phải nhà vườn nào cũng bán được hồng tươi như ông Báu. Cùng ở xã Đạ Sar, hộ ông Lơ Mu Ha Jô có khoảng 100 cây hồng đang cho trái chín nhưng không có người thu mua nên đành để mặc cho chim ăn, trái rụng đỏ gốc. Nhà vườn ở đây cho biết, thời điểm đầu vụ (tháng 8), hồng trái bán tại vườn có giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, nhưng nay thu hoạch rộ, giá giảm chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Tương tự, tại Đơn Dương, nơi được coi là “vựa hồng” của Lâm Đồng với diện tích lên tới 1.300ha, bà con đang lâm cảnh điêu đứng vì trái đã thu mà không bán được. Một chủ vựa chuyên thu mua hồng ở thị trấn D’Ran cho biết: “Cách đây mấy năm, vào mùa thu hoạch hồng, thương lái từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, miền Trung đến đây thu mua hồng khá nhộn nhịp. Họ đóng thùng, thuê xe chở ra Bắc vào Nam tiêu thụ, nhưng mấy năm gần đây không còn cảnh đó nữa, tình trạng ứ đọng hồng khiến bà con rất lo lắng, chúng tôi thì không dám mạo hiểm thu mua vì đầu ra không có”.

Tại TP. Đà Lạt, do hồng ăn tươi rớt giá nên nhiều nhà vườn chọn cách thu hoạch rồi chế biến thành hồng sấy khô, tuy nhiên, do sản lượng nhiều nên bà con sấy không xuể, chưa kể mùa thu hoạch hồng ăn quả cũng là mùa mưa, lại chế biến theo lối thủ công nên hiệu quả kinh tế không cao.

Một cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT TP. Đà Lạt cho biết: “Hồng là loại quả khó bảo quản, khi vận chuyển xa dễ bị giập, hư hỏng nên chỉ có thể tiêu thụ tại địa phương và một số tỉnh lân cận. Lâu nay, việc tiêu thụ hồng chủ yếu dựa vào tiểu thương nên nhà vườn luôn trong thế bị động, bị ép giá, chỉ cần họ giảm hoặc ngừng thu mua là bà con sống dở chết dở”.

Có lẽ, việc làm thế nào để nâng cao giá trị cho nhiều loại nông sản, trong đó có hồng, vẫn là câu hỏi chưa có lời giải…

Nguyễn Đình Thi

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập492
  • Hôm nay73,966
  • Tháng hiện tại810,076
  • Tổng lượt truy cập93,187,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây