Học tập đạo đức HCM

Cú đánh úp 14/3 với cá tra Việt Nam

Chủ nhật - 17/03/2013 22:59
Ngày 14/3 có thể mệnh danh là “ngày của những trận đánh úp”, lần này là câu chuyện với con cá tra trên thị trường Mỹ.

Ngày 14/3/2012, Việt Nam lại phải chịu một “trận đánh úp”, lần này là trên thị trường Hoa Kỳ, đặt cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi cá tra Việt Nam trước những thách thức cam go mới.

Đòn ngầm hiểm độc

Ngày 14/3/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 08 (POR8), từ 1/8/2010 đến 31/7/2011, đột ngột áp mức thuế chống bán phá giá cực kỳ cao đối với philê đông lạnh cá tra Việt Nam, trái ngược hoàn toàn với mức thuế sơ bộ rất thấp hoặc bằng 0, được công bố ngày 12/9/2012.

Chịu sức ép của Hiệp hội Chủ trại Cá nheo Mỹ (CFA), DOC đã sử dụng “đòn ngầm” pháp lý lắt léo, khiến mức thuế tăng vọt vô lý.

Cách thức duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010-31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

 

 

Trước đây, vì không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên khi xác định mức thuế CBPG, DOC chọn một nước khác có nền kinh tế thị trường, với những điều kiện gần tương đương với Việt Nam làm “nước thay thế” để lấy số liệu tính chi phí sản xuất và giá bán “bình thường”. Trong các đợt xem xét hành chính trước đây, một số nước (như Bănglađét, Ấn Độ, Inđônêxia, Nicaragoa, Pakistan, Philippin) đã được đưa ra phân tích, và cuối cùng Bănglađét được cho là lựa chọn thích hợp nhất làm nước thay thế. Với điều kiện sản xuất gần tương đồng, giá thành sản xuất ở Bănglađét không khác mấy với Việt Nam, vì vậy mức thuế CBPG được tính ra tương đối thấp, thậm chí bằng 0.

Kết quả đó không làm phía nguyên đơn – Hiệp hội Chủ trại nuôi Cá nheo Mỹ (CFA) - hài lòng. Họ đã nhiều lần yêu cầu DOC thay đổi nước thay thế và năm ngoái đã suýt thành công ở POR7 (giai đoạn 1/8/2009-31/7/2010), khi Philipin được dự định chọn làm nước thay thế và mức thuế sơ bộ đã ấn định lên đến 0,56USD/kg.

Lần đó, chúng ta đã phản kháng thành công, buộc DOC phải trở lại với Bănglađét và mức thuế chỉ còn 0 - 0,03USD/kg trong quyết định cuối cùng.

Rút kinh nghiệm, trong quyết định sơ bộ cho POR8 (giai đoạn 1/8/2010-31/5/2011) công bố ngày 12/9/2012, DOC vẫn đưa ra dự định lựa chọn Bănglađét và đưa ra mức thuế sơ bộ rất thấp – bằng 0. Nhưng đến quyết định chính thức ngày 14/3/2013, nước thay thế lại là Inđônêxia mà không có lý giải nào. Rõ ràng, đây là hành động cố tình “đánh úp”, khiến các DN Việt Nam không kịp trở tay, vì khác với quyết định sơ bộ, chúng ta chỉ có 5 ngày để phản ứng mà đã mất hai ngày nghỉ cuối tuần họ không làm việc.

Cá tra hoạn nan, nông dân gian nan

Tuy chỉ phải chịu mức thuế thấp nhất, nhưng Công ty CP Vĩnh Hoàn lại bị tổn thất rất lớn, bởi trong POR6 và POR7 công ty này đã có mức thuế bằng 0. Nếu có mức thuế 0 thêm lần này (như trong quyết định sơ bộ), Vĩnh Hoàn đủ điều kiện để có thể thoát hẳn khỏi vụ kiện. Với mức 0,19USD/kg, cao hơn cả mức de minimis (mức thuế tối thiểu, bằng 0,5% giá bán bình thường), khiến công ty Vĩnh Hoàn lại phải trở về vạch xuất phát.

Từ một con cá chỉ dành cho người nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long, sau 10 năm phát triển, ngành cá tra Việt Nam đã lập nên những kỳ tích khiến toàn thế giới thán phục và ngỡ ngàng. Chỉ sử dụng hơn 6.000 ha diện tích mặt nước nằm ở ven sông, những người nông dân và doanh nhân thủy sản Việt Nam đã sản xuất được đến 1,3-1,5 triệu tấn cá tra mỗi năm, xuất khẩu đạt giá trị 1,75-1,80 tỷ USD, với sản phẩm cá tra cung cấp cho hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Nhưng con cá tra quen sống khắc nghiệt và những con người Việt Nam chịu thương chịu khó, đi lên bằng nghị lực, nguồn vốn eo hẹp và sức sáng tạo của chính mình, lại phải thường xuyên hứng chịu nhiều đòn của thương trường. 
Nhìn lại 10 năm qua, ngoài những vấn đề nội tại, cá tra Việt Nam đã phải chống chọi với không biết bao nhiêu trở lực đến từ bên ngoài.

 

 

Ở Mỹ, CFA liên tục tìm mọi cách chống lại, từ ép không dùng tên “catfish”, đến vụ kiện chống bán phá giá kéo dài từ năm 2002 đến nay, thậm chí họ tìm cách tác động để sửa đổi Luật Nông trại 2008, định chuyển cá tra dưới quyền kiểm soát của Bộ Nông nghiệp thay vì Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) như các loại thủy sản khác. Ở châu Âu và một số nơi khác, không ngừng rộ lên những thông tin bôi nhọ cá tra.

Năm 2012 sản xuất và xuất khẩu cá tra gặp vô vàn khó khăn. XK cá tra năm 2012 đã chững lại, giá trị XK chỉ đạt hơn 1,7 tỷ USD, thấp hơn năm 2011. Năm 203 cũng vẫn dầy đặc khó khăn. Đòn mới này từ phía Mỹ chắc chắn gây thêm nhiều thiệt hại. Nhưng những người sản xuất cá tra Việt Nam đã “dạn đòn” đâu chịu bó tay!

So với 10 năm trước, ngành cá tra Việt Nam đã trưởng thành, đã có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh pháp lý quốc tế, sản phẩm cá tra đã đến với bao nhiêu thị trường khác. Sản xuất cá tra đã đạt những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất như Global GAP, BAP, ASC, … để trở nên bền vững, loại sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.

Thương trường nhiều gian khó không kém chiến trường, và cũng như trên chiến trường thương trường không chấp nhận hành động phản bội, hèn nhát! Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần có tinh thần những chiến sĩ. Bằng mọi hoạt động đúng luật, cần thiết và khôn khéo, ngoan cường kiên trì cuộc chiến bảo vệ ngành cá tra.

Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến đầy cam go, không ngừng không nghỉ và không có hồi kết này, cần biết mấy việc cộng đồng doanh nghiệp trong hiệp hội VASEP xiết chặt tay nhau cùng xây dựng “Vòng tròn”mạnh mẽ về tinh thần và nguồn lực để bảo vệ thành quả của nông dân, của cả đất nước. 

Theo VEF

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay19,109
  • Tháng hiện tại249,813
  • Tổng lượt truy cập92,627,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây