Cá chạch cát sống dưới đáy những đoạn sông, suối lớn có cát ở miền núi trong tỉnh. Cũng chính vì đặc điểm trên mà loài cá này được gọi tên như vậy.
Tuy có hình dáng khá giống đồng loại sống ở vùng sông nước dưới đồng bằng, nhưng cá chạch cát có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Qua quan sát, kích thước của cá chạch cát trưởng thành chỉ to hơn phân nửa và chiều dài bằng ngón tay út người lớn. Thân cá chạch cát có màu vàng nhạt, ở 2 bên lưng là hàng chấm đen hình chữ nhật, kéo dài từ đầu đến đuôi và được phân bố khá đều.
Theo người dân ở huyện miền núi Ba Tơ, trừ những khi mưa lũ lớn nước sông, suối dâng cao; thời gian còn lại trong năm đều có thể đánh bắt được cá chạch cát, bằng hình thức quăng chài, cất vó, lưới vây kéo tay.
Chị Phạm Thị Via (40 tuổi), ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết: "Việc đánh bắt cá chạch cát thường diễn ra vào ban ngày, với số lượng được từ 1-2 kg/người/ngày. Những lúc gặp may thì được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 2-3 kg/người/ngày. Món ăn ngon được nhiều người thích nhất đó là kho rim".
Thịt rất ngon, có mùi thơm và dai vì vậy cá chạch cát được xem là đặc sản ở vùng miền núi Quảng Ngãi. Cho nên khi đánh bắt được, người dân thường mang về chế biến làm thức ăn trong gia đình, hoặc làm quà biếu cho người thân. Vì vậy dù giá bán hiện từ 150.000-170.000 đồng/kg, nhưng do số lượng đánh bắt được rất ít nên dù có tiền cũng không dễ để mua loài cá đặc sản này.
Theo Công Xuân (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã