Học tập đạo đức HCM

Đi đâu cũng thấy nhãn sai trĩu, Sơn La rốt ráo giúp dân tiêu thụ

Chủ nhật - 22/07/2018 09:18
Chỉ còn ít ngày nữa, “vựa” nhãn lớn nhất miền Bắc là Sơn La sẽ bước vào vụ thu hoạch rộ, với khoảng 7.826ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng khoảng 62.000 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Chính vì thế, việc lên kế hoạch tiêu thụ nhãn với mức giá đảm bảo lợi nhuận cho người dân là điều đang được tỉnh này quan tâm hàng đầu.

Chủ động chuẩn bị từ đầu vụ

Theo ông Vũ Đức Thuận – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, vụ nhãn năm 2018 của tỉnh sẽ cho thu hoạch rộ từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Thời tiết thuận lợi nên cây nhãn năm nay đậu quả tốt, vườn nhãn nào cũng sai trĩu cành, chất lượng mẫu mã đẹp.

 di dau cung thay nhan sai triu, son la rot rao giup dan tieu thu hinh anh 1

Ở huyện Sông Mã, đầu vụ nhãn năm nay đã ghi nhận nhiều gốc nhãn ghép cho thu hoạch 400 kg quả, bán với giá đầu vụ 36.000 đồng/kg, thu nhập gần 15 triệu đồng/gốc.  Ảnh: I.T

Cùng với Sơn La, năm nay toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 4.200ha nhãn cho thu hoạch/4.340ha diện tích trồng nhãn.

Hiện, Hưng Yên đã có 3 vùng nhãn được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 62ha, được cấp 7 mã số vùng trồng xuất khẩu vào Hoa Kỳ, với diện tích hơn 70ha.

Từ đầu niên vụ, Bộ NNPTNT cũng đã chủ động tổ chức làm việc với các địa phương, xây dựng kịch bản chăm sóc, tiêu thụ nhãn.

Riêng tại Hưng Yên, từ 30.7-5.8, sẽ diễn ra Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên 2018, sau đó là chuỗi các sự kiện hội nghị xúc tiến thương mại nhãn và các sản phẩm nông sản tỉnh Hưng Yên; Tuần lễ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội…

Với sản lượng nhãn tăng thêm hơn 22.700 tấn so với năm ngoái, dự báo quả nhãn Sơn La sẽ gặp áp lực cạnh tranh lớn với sản phẩm nhãn quả của các tỉnh, thành khác.

Do đó, ngay từ đầu năm 2018, tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (đối với thị trường trong nước); kế hoạch xuất khẩu đối với 12 mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó có đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nhãn niên vụ 2018.

"Mọi năm tỉnh không vào cuộc ngay, việc tiêu thụ nhãn chủ yếu do người dân và thương lái tự tổ chức và hầu hết sản lượng nhãn được tiêu thụ trong nước, một phần xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên năm nay tỉnh đã có kế hoạch từ sớm, chủ động giúp bà con đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nhãn " - ông Thuận nói.

Mặc dù gặp áp lực tiêu thụ lớn, song do sản phẩm nhãn Sơn La có ưu thế về chất lượng, hình thức và thời vụ thu hoạch nên dự báo giá thu mua sản phẩm nhãn năm nay sẽ cơ bản ổn định so với niên vụ 2017.

Anh Nguyễn Văn Hưng ở bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã) cho biết, nhờ trồng nhãn theo hướng VietGAP, mỗi năm gia đình anh có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/vụ.

“Hiện giá nhãn ghép chín sớm đầu mùa đang ở mức 25.000 đồng/kg. Dự kiến năm nay nhà tôi sẽ thu hoạch được từ 30-35 tấn quả. Không chỉ nhãn nhà tôi được mùa mà toàn huyện nhãn đều rất sai quả, vì vậy tôi cũng đang đau đầu bài toán được mùa, mất giá” – anh Hưng nói.

Chỉ tính riêng huyện Sông Mã, hiện ở đây đã có gần 32.000 hộ trồng nhãn, diện tích khoảng 6.089ha, trong đó chủ lực là cây nhãn ghép, mỗi năm cho sản lượng bình quân 35.000 – 40.000 tấn quả. 

 di dau cung thay nhan sai triu, son la rot rao giup dan tieu thu hinh anh 2

Anh Nguyễn Văn Hưng ở bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã) cho biết, nhờ trồng nhãn theo hướng VietGAP, mỗi năm gia đình anh có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/vụ. Ảnh: T.V

Về vấn đề tiêu thụ nhãn, ông Thuận cho biết, qua công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm xuất khẩu cho thấy nhãn Sơn La được nhiều khách hàng đánh giá tốt về mẫu mã, hương vị, có tính trái vụ nên có thể cạnh tranh tốt.

Quyết tâm mở rộng thị trường

Cũng theo ông Thuận, hiện nay tỉnh Sơn La đang duy trì được 15 chuỗi sản xuất nhãn an toàn, sản lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 5.000 tấn (trong đó khoảng 1.500 tấn đã được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu đi Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…).

Tỉnh Sơn La cũng đã ký thoả thuận hợp tác với các công ty như Agricare, Vina T&T, Đồng Giao để đưa đi xuất khẩu các thị trường khác khoảng 500 tấn. Đặc biệt là kết nối với Công ty CP Nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng và các đối tác Trung Quốc xuất khẩu nhãn sang thị trường này với sản lượng khoảng 2.500 - 3.000 tấn.

 di dau cung thay nhan sai triu, son la rot rao giup dan tieu thu hinh anh 3

Nhãn Sơn La năm nay sai quả, được đánh giá có mẫu mã, chất lượng tốt. Dự kiến tiêu thụ nội địa khoảng 50.000 - 52.000 tấn, còn lại là xuất khẩu. Ảnh: T.V

Tỉnh cũng đã có nhiều buổi làm việc với các địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Bắc Giang, Lạng Sơn… và các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tiêu thụ nhãn tại theo các kênh phân phối trong nước (chợ đầu mối, chợ truyền thống bán lẻ, hệ thống siêu thị). Dự kiến sản lượng tiêu thụ khoảng 35.000 - 40.000 tấn.

Bên cạnh đó, Sơn La cũng đẩy mạnh tiêu thụ trong tỉnh, duy trì hoạt động thu mua, sơ chế, chế biến nhãn sấy khô (long nhãn) với sản lượng tiêu thụ tương đương năm 2017 để đảm bảo đầu ra ổn định cho mặt hàng này, ước khoảng 10.000 - 12.000 tấn nhãn tươi.

Khó khăn nhất hiện nay, theo ông Thuận là khâu thu hoạch, bảo quản, người dân chưa quen phân loại, đóng gói bao bì, hiện cũng chưa có nhà sơ chế nên nhãn sau thu hoạch chủ yếu đưa về nhà. Do đó tỉnh cũng như các cấp chính quyền địa pương đang phải vào cuộc tất cả các khâu, trực tiếp xuống hỗ trợ người dân, hợp tác xã kiểm tra chất lượng trước khi đưa đi tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Quốc Khánh cho biết, trước mắt, từ nay đến 30.8.2018, tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 9 sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn với các hội nghị, hội chợ, tuần lễ quảng bá cả trong tỉnh, khu vực cũng như sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm nhãn Sơn La tại Showroom Trung tâm Trải nghiệm hoa quả tỉnh Sơn La tại Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Theo Minh Huệ (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,402
  • Tổng lượt truy cập92,012,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây