Học tập đạo đức HCM

Điêu đứng vì ớt

Thứ tư - 08/05/2013 23:06
Nhiều nông dân ở xã Duy Châu (Duy Xuyên - Quảng Nam) cho biết, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Tín Lộc đã đến địa phương cấp phát giống, cam kết bao tiêu sản phẩm; chính quyền địa phương cũng khuyến khích nên bà con đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng ớt. Ban đầu loại ớt này phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe nhưng không hiểu vì sao bỗng dưng đổ bệnh, chết hàng loạt, khiến nông dân lâm vào cảnh điêu đứng.

Theo tìm hiểu, giống ớt trên có xuất xứ từ Trung Quốc, năng suất đạt khoảng 600 - 700kg/sào, trong khi giống ớt Ấn Độ năng suất đạt tới 1,3 - 1,5 tấn/sào. Giá ớt đầu vụ khoảng 5.000 đồng/kg nhưng hiện nay, loại ớt đẹp nhất giá chỉ 3.000 đồng/kg, đầu ra rất khó khăn. 

Một số người trồng ớt bức xúc nói: “Do trước đó Công ty TNHH MTV Tín Lộc trực tiếp đầu tư giống cho bà con, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn 5.000 đồng/kg ớt tươi nên chúng tôi mới tham gia nhiệt tình. Tuy nhiên, công ty này chỉ thu mua lứa đầu, vừa thu hồi đủ tiền giống thì biệt tăm. Không có đầu ra, nhiều hộ mang ớt đi bán để gỡ gạc thì bị tư thương ép giá đủ kiểu. Các loại ớt truyền thống phơi khô bán vẫn được giá còn giống ớt này khi phơi khô sẽ mất màu, không ai mua”.

Ông Phạm Văn Thành ở thôn Lệ Bắc cho biết, gia đình trồng 3 sào ớt Hoa Sen, đến nay mới thu hoạch được hơn 1 tấn, giá thị trường khoảng 3 - 4 triệu đồng/tấn, trong khi chi phí đã hết 6 triệu đồng/tấn, khiến gia đình lỗ hơn 2 triệu đồng. Không ít gia đình lâm cảnh nợ nần vì ớt không bán được hoặc bán với giá thấp. 

Ông Hồ Đức Quyền ở thôn Lệ Nam bức xúc nói: “Năm ngoái tôi chỉ trồng 6 sào ớt, thu về 80 triệu đồng. Năm nay trồng đến 1,2ha (3 sào giống Hoa Sen, 9 sào giống Chánh Phong) nhưng hiện mới thu được hơn 15 triệu đồng. Do công ty không thu mua nên tôi phải hái ớt chở đi bán khắp nơi để vớt vát được đồng nào hay đồng ấy, chứ chậm trễ vài hôm nữa, ớt sẽ bị thối, chỉ có đem đổ đi thôi!”. 

Ớt chết hàng loạt, giá xuống thấp, việc thu mua chộp giật của doanh nghiệp khiến bà con trồng ớt khắp huyện Duy Xuyên nản lòng. Một số cánh đồng ớt dần bị bỏ hoang, những ruộng ớt đang kỳ thu hoạch cũng không ai buồn chăm sóc, nhiều gia đình bỗng chốc biến thành con nợ. Hậu quả người nông dân gánh chịu, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ngành chức năng lên tiếng…

Gia Ly (kinhtenonghton.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại267,820
  • Tổng lượt truy cập92,645,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây