Khi ánh bình minh mới bắt đầu nhô lên cũng là lúc người dân tập trung xuống bãi biển để chuẩn bị cho nghề kéo rùng bắt cá. Mỗi người một việc, người thì chuẩn bị ngư cụ, người đẩy thuyền ra biển để giăng lưới, còn lại ở trên bờ để cùng nhau kéo rùng.
Là người có mặt sớm nhất để chuẩn bị công việc, ông Lê Hồng Cầu ở xã Quỳnh Lương thúc giục những người tham gia khẩn trương hoàn tất công việc để bắt đầu kéo rùng, tránh trời sáng cá lặn ra ngoài xa.
Khi lưới đã được giăng ra ngoài biển, mọi người trên bờ chia thành 2 tốp, mỗi bên 4 - 5 người cầm dây rùng kéo lên, các loại cá biển sẽ lọt vào trùng lưới.
Hàng ngày, khoảng 4 - 5 giờ sáng, người dân vùng biển Quỳnh Lưu lại tập trung cho nghề kéo rùng bắt cá dưới biển. Ảnh: Việt Hùng |
Ông Cầu cho biết, để kéo được một bản rùng dưới biển phải huy động tới hơn 10 người. Trước khi kéo, họ sẽ dùng thuyền máy để lôi bản rùng từ bờ ra xa cách mặt đất 300 - 400 mét rồi vòng lại. Khi 2 điểm đầu của bản rùng được giao cho 2 tốp người trên bờ cầm thì lúc đó mới bắt đầu mới kéo lên.
“Nghề kéo rùng là một dạng như kéo lưới, tuy nhiên cách thức lại khác ở chỗ kéo rùng đòi hỏi lưới phải to, rộng, số người tham gia đông. Hơn nữa, kéo rùng đòi hỏi phải có sức khỏe, kéo đều tay, phối hợp nhịp nhàng giữa 2 bên” - ông Cầu chia sẻ.
Hiện nay, các loại cá thường kéo được chủ yếu là cá đốm, cá kìm vờ, cá trích, ghẹ... Ảnh: Việt Hùng |
Theo những người hành nghề kéo rùng cho biết, nghề này có từ thời xa xưa, ngày trước do thuyền không có gắn máy nên người dân phải chèo bằng tay để đưa lưới giăng ra biển. Hiện giờ, nhờ có thiết bị máy móc nên việc kéo rùng trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Nghề kéo rùng làm quanh năm, cứ sóng yên biển lặng là cùng nhau xuống biển để kéo rùng bắt cá. Có ngày gặp được mẻ cá lớn, mỗi bản rùng có thể kéo được hàng trăm kg cá, thu về hàng triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Hưng, một số người trong nhóm kéo rùng cho biết, để đánh được cá nhiều phải kéo vào lúc 4 - 5 giờ sáng, lúc đó con cá đang ở gần bờ nên dễ mắc lưới. Vào mùa hè, các thường đánh được cá đốm, cá ve, cá trích, cá kìm cờ...; còn mùa đông đánh được nhiều loại cá to, giá trị kinh tế cao hơn như cá thu, cá nụ, cá đù... Nếu gặp may, mỗi buổi sáng ngư dân có thể kiếm được 500.000 - 700.000 đồng/người.
Kéo rùng đồi hỏi phải có trên 10 người tham gia, chia thành 2 tốp đứng trên bờ kéo lưới từ ngoài biển vào. Ảnh: Việt Hùng |
Hiện nay, trên địa bàn các xã vùng biển có tới hơn 10 bản rùng với số lao động trên 50 người tập trung ở các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh và Quỳnh Nghĩa. Nghề kéo rùng được ngư dân xem như nghề phụ khi nông nhàn, tuy nhiên thu nhập từ nghề này cũng khá cao./.
theo Việt Hùng
baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã