Học tập đạo đức HCM

Dự báo sâu bệnh tuần từ 10-16/11

Chủ nhật - 09/11/2014 21:29
Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bệnh khô vằn, bệnh lem thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ chủ yếu trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn đòng trỗ - chín

1. Trên lúa

a) Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh khô vằn, bệnh lem thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ chủ yếu trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn đòng trỗ - chín.

- Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại với mức độ giảm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Cần tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Bệnh đạo ôn hại lá, cổ bông phát sinh hại chủ yếu lúa lỡ vụ và rải rác trên một số diện tích lúa gieo ở đồng bằng.

b) Các tỉnh phía Nam

- Bệnh đạo ôn: Bệnh đạo ôn trên lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa ĐX sớm và trà lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả.

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có thể phun ngừa bệnh bằng các loại thuốc đặc trị khi lúa trỗ rải rác và sau khi trỗ đều.

- Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến tuổi 4-5 và tiếp tục phát triển đến cuối tuần. Trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rầy chủ yếu gây hại nhẹ, lúa giai đoạn đòng trỗ có thể nhiễm trung bình.

Đối với những vùng chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2014-2015: Đảm bảo gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy.

Chú ý khuyến cáo nông dân làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng" và biện pháp phun thuốc “4 đúng” để tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ

2. Trên cây vụ đông

- Tổ chức diệt trừ chuột trên cây đông và trước vụ đông 2014.

- Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân trì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ.

- Các đối tượng: Sâu cắn lá, đục thân, bắp, châu chấu trên ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ - trung bình. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

3. Cây sắn

 Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm tăng chậm; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch.

4. Cây hồ tiêu

 Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

5. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích bị nhiễm bệnh.

6. Cây nhãn

Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh.

7. Cây thông

Sâu róm thông tiếp tục gây hại cục bộ tại một số tỉnh, cần phòng trừ tại những nơi có mật độ cao.

CỤC BVTV
Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập682
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm681
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,882
  • Tổng lượt truy cập93,173,546
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây