Học tập đạo đức HCM

2 giống lạc cao sản

Thứ hai - 10/11/2014 19:39
L26 và L27 đều có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá tốt, năng suất cao nhất so với các giống lạc hiện có, được nông dân ưa chuộng.

Sau nhiều năm nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc từ nguồn giống lạc nhập nội và bản địa, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Cây lương thực & cây thực phẩm) đã cung cấp nhiều giống lạc có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt; trong đó có 2 giống cao sản L26, L27.

Kết quả trồng thử nghiệm và trình diễn trên diện rộng ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy, 2 giống trên đều có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá tốt, năng suất cao nhất so với các giống lạc hiện có, được nông dân ưa chuộng.

Tổng kết mô hình trình diễn tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên lạc, tỉnh Vĩnh Phúc trong vụ xuân năm 2013 cho thấy, năng suất bình quân 2 giống lạc L26, L27 đã đứng đầu trong các giống được gieo trồng thử nghiệm, so sánh, đạt 40 - 45 tạ/ha, trong khi các giống đang SX đại trà tại địa phương chỉ đạt từ 23 - 25 tạ/ha.

Theo đánh giá của các hộ nông dân tham gia mô hình thì lợi nhuận thu được từ các giống lạc mới cao hơn 2 - 3 lần so với cấy lúa.

Vụ xuân 2014, Sở KH-CN tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ triển khai nhiều mô hình trình diễn lạc L26, L27 tại 2 huyện Đức Thọ và Thạch Hà cho kết quả rất tốt. Năng suất đạt trên 40 tạ/ha, cao hơn các giống địa phương trên 30%.

Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cho hay, trong 3 năm gần đây bà con các xã vùng bãi ngang của huyện Quảng Xương đã đưa L26, L27 vào gieo trồng đại trà như những giống chủ lực đều cho năng suất từ 35 - 40%, cao hơn các giống địa phương từ 30 - 35%.

Ông Nguyễn Văn Thắng, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ cho biết: “Đây là 2 giống lạc được chọn tạo bằng con đường lai hữu tính, khác hẳn giai đoạn trước kia nhập nội về thuần hóa và đưa ra SX. Điều đó khẳng định trình độ cao của các nhà khoa học trong nước trong việc chủ động tạo ra giống mới theo yêu cầu của SX”.

Đặc điểm

- Nguồn gốc: Cả 2 giống đều được chọn tạo thành công bằng phương pháp lai hữu tính giữa các giống trong tập đoàn giống lạc nhập nội và bản địa. L26 là kết quả lai hữu tính giữa giống L08 và TQ6. Còn các giống L18, L16 cho ra giống L27.

- Cả 2 giống đều đã được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép SX thử từ ngày 14/7/2010 (L26) và 26/2/2014 (L27); được Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới (Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT) cấp văn bằng bảo hộ ngày 31/12/2013.

- Đặc điểm hình thái của L26: Thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày, cây cao 30 - 34 cm, phân nhiều cành (4 cành cấp I, 2 - 4 cành cấp II), lá màu xanh đậm; mỏ quả từ trung bình đến rõ.

Khối lượng 100 quả đạt từ 160 - 180 gr, vỏ lụa màu hồng cánh sen, khối lượng 100 hạt đạt 60 - 80 gr. Giống lạc L26 có nhiều đặc điểm nông học tốt, thích ứng với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất từ 40 - 45 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 50 tạ/ha.

- Đặc điểm hình thái của L27: Thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và 125 ngày (ở vụ xuân). Thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 -16 quả), ra hoa kết quả tập trung, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và sâu ăn lá khá tốt.

Khối lượng 100 quả (145 - 152 gr), khối lượng 100 hạt  (50 - 55 gr), tỷ lệ nhân (70 - 73%), hàm lượng dầu cao (53,0%) năng suất từ (32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ).

Eo quả trung bình, gân quả rõ trung bình, vỏ lụa hạt màu hồng cánh sen, là giống thích ứng rộng có thể trồng cả trong điều kiện thâm canh và nước trời, trồng được cả vụ xuân và vụ thu đông.

Khuyến cáo

- Có thể gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau (đất cát pha, thịt nhẹ), trồng vụ xuân từ 15/1 - 25/2, vụ thu đông từ 25/8 - 15/9.

- Cách gieo trồng: Luống rộng 1,3 m (cả rãnh), sau khi lên luống đảm bảo luống cao 20 - 25 cm và mặt luống rộng 1,0 m; gieo 4 hàng dọc theo luống. Khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm, gieo 2 hạt/hốc.

Nếu che phủ nilon, để thuận lợi cho thao tác và đạt hiệu quả SX cao nên sử dụng loại nilon có đường kính ống rộng 60 cm cho luống rộng 1,3 m (cả rãnh), độ dày của nilon từ 0,007 - 0,01 mm (đảm bảo 1 kg nilon có thể che phủ 100 m2 đất).

Lượng giống 220 kg/ha (vụ xuân) và 200 - 210 kg/ha (vụ thu hoặc thu đông).

- Bà con có nhu cầu mua giống và tư vấn thêm kỹ thuật, xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ. Địa chỉ: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ĐT: 043. 3613919.

NGUYÊN KHÊ
Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm370
  • Hôm nay73,098
  • Tháng hiện tại809,208
  • Tổng lượt truy cập93,186,872
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây