Học tập đạo đức HCM

Triển Vọng Nghề Trồng Nấm Ở Tiên Du

Thứ hai - 17/11/2014 05:16

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.  

mo hinh trong nam rom
                   hình minh họa                 

Ngay sau khi lớp dạy nghề trồng nấm do hội Nông dân xã Việt Đoàn phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức. Ông Nguyễn Hữu Phùng – thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn cùng với 9 hộ dân khác trong thôn kết hợp thành lập tổ sản xuất nấm và do ông Nguyễn Hữu Phùng làm tổ trưởng.

Tổ sản xuất nấm của ông Phùng chuyên sản xuất 2 loại nấm đó là nấm sò và nấm rơm, Ông Phùng cho biết: Quy trình sản xuất các loại nấm trên không khó, hơn nữa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có sau khi thu hoạch mùa vụ như rơm, rợ, góp phần giảm đáng kể tình trạng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.

Theo như kết quả thu hoạch ban đầu cho thấy, cứ 1 tạ rơm khô sẽ sản xuất ra 50 kg nấm, giá thị trường 40.000đ/1kg, mỗi đợt thu hoạch tổ sản xuất nấm của ông Phùng cho lãi hàng triệu đồng.

Ngoài tổ sản xuất nấm ở thôn Đông Sơn, tại thôn Long Khám nhiều hộ nông dân cũng triển khai mô hình trồng nấm với quy mô diện tích từ 20 đến 35m2. Với tổng diện tích trên 30m2, gia đình chị Trần Thị Nụ - cũng sản xuất khoảng 500 bịch nấm rơm. Hiện nấm của gia đình chị bắt đầu cho thu hoạch.

Theo chị Trần Thị Nụ: Trồng và sản xuất nấm không tốn nhiều công, kinh phí ít mà lại cho giá trị kinh tế cao, chỉ cần tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình như: rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa.

Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển và được mở rộng ở các thôn trên địa bàn xã Việt Đoàn, với hơn 30 hộ tham gia sản xuất và trồng nấm, trong đó tập trung chủ yếu ở các thôn Long Khám, Đông Sơn và Đại Tảo với những loại sản phẩm như: Nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ.

Chị Trịnh Thị Huyền – Chủ tịch hội nông dân xã Việt Đoàn cho biết: Thị trường tiêu thụ nấm hiện nay chủ yếu xung quanh trong làng, tuy nhiên sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ hết đến đó, thậm chí có những thời điểm bị khan hiếm hàng.

Để duy trì phát triển, đồng thời nhân rộng mô hình trồng nấm trên địa bàn, thời gian qua Hội nông dân xã Việt Đoàn thường xuyên phối hợp với Ngành nông nghiệp, Trung tâm dạy nghề huyện, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh tổ mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho hội viên hội nông dân trên địa bàn.

Với quy mô sản xuất và trồng nấm trên địa bàn xã Việt Đoàn dần được mở rộng, hiện nay Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đã có chương trình hỗ trợ 100% giá giống và 30% giá nguyên liệu cho mô hình sản xuất nấm ở xã Việt Đoàn.

Với việc áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch, mô hình sản xuất và trồng nấm của hội nông dân xã Việt Đoàn không những đem lại hiệu quả nhất định kinh tế, nâng cao thu nhập cho hội viên mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Theo: bacninhtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm360
  • Hôm nay45,606
  • Tháng hiện tại820,884
  • Tổng lượt truy cập91,994,613
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây