Sau khi Philippines hủy thầu mua 500 ngàn tấn gạo (đợt đấu thầu ngày 27/8) do giá bỏ thầu cao hơn so với giá trần, những tưởng giá lúa gạo ở Việt Nam sẽ giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá lúa gạo ở nước ta không những không giảm mà vẫn vững ở mức cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến cuối tuần qua, tại ĐBSCL, giá lúa khô hạt dài tại ruộng, thấp nhất là 5.400 đ/kg, cao nhất 5.950 đ/kg; lúa khô loại thường tại ruộng thấp nhất 5.275 đ/kg, cao nhất 5.850 đ/kg.
Còn tại kho của doanh nghiệp, lúa khô hạt dài thấp nhất 5.650 đ/kg, cao nhất tới 6.100 đ/kg; lúa khô loại thường thấp nhất 5.400 đ/kg, cao nhất 5.950 đ/kg. nếu so với giá thành bình quân của lúa sản xuất trong vụ hè thu 2014 ở ĐBSCL do Bộ Tài chính công bố là 4.370 đ/kg (giá thành lúa khô), thì có thể dễ dàng thấy được rằng giá lúa hè thu ở thời điểm đầu tháng 9 này vẫn đang khá tốt cho người trồng lúa.
Còn nếu so với hồi cuối tháng 8, giá lúa gần như không có sự thay đổi. Điều này cho thấy giá lúa gạo trong nước đã gần như không bị tác động bởi việc Philippines hủy thầu mua 500 ngàn tấn gạo trong đợt mở thầu cuối tháng 8.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu sau một thời gian giảm xuống còn 445-455 USD/tấn (gạo 5% tấm), trong mấy ngày qua đã tăng nhẹ trở lại lên mức 450-460 USD/tấn.
Với mức giá này, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện lại lên ở mức cao nhất trong những nước xuất khẩu chính, bởi giá gạo cùng loại của Ấn Độ là 345-445 USD/tấn, Pakistan 430-440 USD/tấn, Thái Lan 425-435 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam cũng tăng giá nhẹ trở lại lên mức 405-415 USD/tấn, đứng ở mức cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính khi mà gạo cùng loại của Ấn Độ hiện ở mức 390-400 USD/tấn, Pakistan 370-380 USD/tấn và Thái Lan 360-370 USD/tấn.
Sở dĩ giá lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục vững ở mức cao bất chấp việc Philippines hủy thầu, là do nhu cầu thu mua đáp ứng cho các đơn hàng xuất khẩu phải thực hiện trong những tháng cuối năm khá nhiều, trong khi lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp hiện khá thấp.
Bên cạnh đó, thị trường gạo thế giới trong những tháng cuối năm được đánh giá khá tích cực, bởi nhiều nước Đông Nam Á đang có nhu cầu mua gạo. Philippines sau khi hủy thầu hồi cuối tháng 8, vẫn đang tính toán các phương án nhập khẩu 500 ngàn tấn gạo trong quý 4.
Nước hày có thể điều chỉnh tăng ngân sách để mở thầu lại hoặc giao dịch hợp đồng chính phủ đáp ứng nhu cầu. Indonesia có nhu cầu nhập khẩu gạo với khối lượng 400-500 ngàn tấn từ nay đến cuối năm. Trong đó, mới có 175 ngàn tấn được Indonesia ký mua của Thái Lan. Số gạo còn lại, nước này đang tìm kiếm từ những nguồn cung ứng khác.
Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo chính lại đang trong thời điểm giáp vụ mùa, khiến nguồn cung bị hạn chế. Ở Việt Nam, vụ hè thu đã cơ bản thu hoạch xong, còn vụ thu đông mới bắt đầu thu hoạch. Mặc dù xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn chưa phục hồi do nước này tăng cường kiểm soát biên, nhưng điều này không mấy ảnh hưởng tới giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL.
Do đó, theo nhận định của các doanh nghiệp, trong những tháng cuối năm nay, giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL sẽ còn tiếp tục vững ở mức cao.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;