Học tập đạo đức HCM

Giàu nhờ lúa nếp

Thứ tư - 09/07/2014 00:01

Đến ấp Hậu Giang 2, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, An Giang hỏi ai trồng lúa giỏi nhất thì bà con cho biết, tiếng nổi như cồn ở đây không ai khác ngoài ông Lê Hiền Đệ.

Giàu nhờ lúa nếp
Ông Đệ bên ruộng lúa nếp hứa hẹn một vụ mùa bội thu

Ông chính là người đã nhiều năm rinh về danh hiệu “Nông dân SX giỏi” của tỉnh, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân vì cộng đồng” của ấp.

Thầy giáo mê ruộng

Là con út trong một gia đình có 8 anh em, học xong ông Đệ về dạy tại trường cấp 1 trong ấp. Được 3 năm thì anh chị trong gia đình lần lượt ra ở riêng, chẳng còn ai phụ giúp cha mẹ việc đồng áng nên ông đành từ bỏ việc đứng lớp để về gánh vác ruộng vườn.

Năm 1991, tận dụng thế mạnh của quê nhà là vùng chuyên canh lúa nếp lớn, nổi bật là giống nếp CK92 chất lượng cao, độ dẻo và hương thơm đặc trưng, ông Đệ quyết định theo đuổi giống nếp này. Tuy nhiên, lối canh tác truyền thống lại thêm kinh nghiệm còn mỏng khiến mảnh ruộng 1 ha của ông năm nào cũng chỉ cho năng suất nhàng nhàng.

“Sau khi nghỉ dạy tôi tập trung công sức vào làm ruộng nhưng không biết canh tác, không nắm được kỹ thuật nên ruộng đầy cỏ, lúa cứ còi cọc không phát triển, cũng không biết phun xịt ra sao nên năng suất ở mức lè tè mà chi phí đầu tư thì nhiều”, ông nhớ lại.

Ấy vậy mà người thầy giáo này vẫn kiên trì trồng lúa nếp 5 năm với hy vọng sẽ có ngày đổi khác. Và rồi cái ngày đó đã đến khi ông có dịp mắt thấy, tay sờ mô hình trồng lúa theo phương pháp tiên tiến và được tham dự một lớp học "Giải pháp tích hợp trong canh tác lúa” vào năm 1998 do Cty Syngenta VN tổ chức nhằm phổ biến rộng rãi kỹ thuật canh tác lúa, nâng cao tay nghề cho bà con khắp vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long.

“Năm đầu tiên, áp dụng mô hình giảm được khoảng 10% chi phí phân bón, thuốc BVTV, năng suất nếp có tăng hơn nhưng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, tôi luôn tìm tòi, học hỏi xem có thể cải thiện được những điểm nào trong các khâu canh tác và cứ như vậy mỗi năm lại thêm một tiến bộ”, ông Đệ bộc bạch.

Chia sẻ về hiệu quả thuốc BVTV của Syngenta, ông tâm sự: “Cách đây nhiều năm khi có dịch sâu cuốn lá ăn trắng cả cánh đồng, nhờ đã phun bằng Virtako 40WG ngay khi bướm rộ nên ruộng nhà tôi chỉ bị sâu ăn khoảng 10%, hầu như không ảnh hưởng gì đến năng suất lúa.

Với loại thuốc hiệu quả vượt trội như vầy thì dù giá có nhỉnh hơn các loại khác một chút vẫn là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà nông”.

Thành công tiếp nối thành công đã giúp cho ông Đệ “tậu” thêm được vài ha đất, nâng tổng diện tích lên 4 ha canh tác lúa nếp với 3 vụ/năm. Vẻ mặt phấn khởi, ông hồ hởi cho biết, vụ ĐX vừa qua năng suất đạt gần 12 tấn/ha, với giá bán 4.100 - 4.300 đ/kg, sau khi trừ chi phí đầu vào khoảng 24 triệu đ/ha, số lãi thu được là trên 96 triệu đ/4 ha.

Gắn bó lâu năm với cây lúa, ông Đệ tâm niệm rằng làm giàu từ lúa không khó nếu biết tận dụng những lợi thế nông nghiệp của địa phương mình cùng với việc nắm vững kiến thức canh tác và say mê học hỏi để nâng cao hiệu quả SX.

Vụ TĐ lợi nhuận không thua kém gì ĐX nên ông thu về khoảng 90 triệu đồng. Riêng vụ HT thấp nhất cũng lãi trên 70 triệu đồng. Như vậy với việc canh tác 3 vụ nếp trên diện tích 4 ha, nguồn thu nhập của gia đình lên tới trên 250 triệu đ/năm, một con số mà bất kỳ người trồng lúa nào cũng ao ước đạt được.

Truyền lửa đam mê

Nói về tâm huyết và đam mê lúa thì khó có ai sánh bằng ông Đệ khi “cứ 1 đến 2 ngày là tôi ra thăm ruộng ở những chỗ xa, còn ruộng nếp ở sau nhà là một ngày phải thăm 3 - 4 lần”, ông bộc bạch.

Ruộng nằm ở 3 xã khác nhau nên mỗi sáng thăm đồng cũng là một vòng giao lưu cùng anh em bà con bên tách cà phê để chia sẻ kinh nghiệm canh tác. “Từ trước đến nay, tôi hướng dẫn kỹ thuật cho khoảng 70 nông dân quanh khu vực. Trong số đó có nhiều bà con học hỏi và tiến bộ nhanh chóng như anh Lâm Văn Trúc, Huỳnh Bá Đương và đặc biệt là chị Lê Thị Tú, người từng SX lúa năng suất thấp nhất vùng nhưng giờ đã vượt bậc và có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.

Không chỉ riêng tôi mà nông dân quanh đây ai nấy đều phấn khởi vì đã giúp được bà con xung quanh mình cùng tiến bộ”, ông Đệ tự hào.

Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức từ những lớp tập huấn kiến thức nông học trên cây lúa để đạt năng suất vượt bậc, ông Đệ còn luôn hào hứng chia sẻ với bà con lân cận cùng áp dụng để thực hiện mô hình ruộng mẫu theo các bước “Khỏe mạ”, “Sung chồi”, “Đều đòng”, “Đầy hạt”, giúp tăng năng suất và giảm chi phí so với tập quán cũ của nông dân.

Từ đó, UBND xã Tân Hòa quyết định cho thành lập Câu lạc bộ nông dân ở ấp Hậu Giang 2 với 25 thành viên mà ông Đệ được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm nhằm tạo điều kiện cho bà con giúp nhau cùng tiến bộ.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập312
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay61,250
  • Tháng hiện tại61,250
  • Tổng lượt truy cập84,968,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây