Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trên cát ở Xuân Phổ

Thứ tư - 26/12/2012 02:54
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát của anh Hồ Quang Dũng, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân) với quy mô 3 ha đánh dấu bước đột phá trong phương thức nuôi tôm mới, đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng vùng đất cát hoang hóa ven biển.

Khởi nghiệp nuôi trồng thủy sản từ kinh tế hộ gia đình từ nhiều năm trước, năm 2011, mô hình này đã chuyển đổi thành mô hình hợp tác xã Xuân Thành (HTX) do 10 xã viên góp vốn đầu tư xây dựng và phát triển. Qua tìm hiểu học hỏi các mô hình nuôi tôm trên cát ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, HTX đã đầu tư xây dựng 3 hồ (3ha) nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trên cát ở Xuân Phổ

Nuôi tôm trên cát bằng phương pháp vun đập, trải bạt nổi trên mặt đất, độ sâu từ 1,5 đến 2 m tại HTX Xuân Thành, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân) cho lợi nhuận 3 tỷ đồng/năm

Để đảm bảo chắc ăn, không “đánh bạc với trời”, trong quá trình triển khai, thực hiện mô hình, HTX đã liên kết chặt chẽ với Tập đoàn CP Việt Nam – một tập đoàn chuyên nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để được tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật, con giống.

Ông Hồ Quang Dũng – Chủ nhiệm HTX Xuân Thành cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng ven biển có nhiều thuận lợi, nhất là làm hồ treo (vun đập, trải bạt nổi trên mặt đất, độ sâu từ 1,5 đến 2 m). Nguồn nước lấy từ biển vào nên không bị nhiễm bệnh và ô nhiễm, thu hoạch xong vụ là xả nước làm vệ sinh nên các hồ bảo đảm sạch sẽ thích nghi với môi trường sinh trưởng của tôm. Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn (từ 70 đến 80 ngày) nên công chăm sóc và các khoản chi phí khác cũng giảm đáng kể cho người nuôi, đặc biệt rủi ro do tôm bệnh chết rất ít, vì vậy người nuôi an tâm và bỏ tiền đầu tư lớn, hiệu quả thu lại cũng rất cao.

Chính vì vậy, qua 3 năm nuôi trồng mô hình nuôi tôm trên cát của ông Dũng đã thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất vượt trội (đạt 15-20 tấn/ha/vụ), có thể nuôi được 2-3 vụ/năm, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng/năm.

Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho các xã viên HTX, mô hình nuôi tôm này còn tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm367
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,200,979
  • Tổng lượt truy cập88,556,049
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây