Học tập đạo đức HCM

Đu đủ “mẫn cảm” với phân đạm

Thứ hai - 24/12/2012 22:46
Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi. Đu đủ có thể trồng trên đất không hoặc ít phèn, độ pH từ 5,5 - 6,5.

Đất phải tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50 - 60cm cách mặt líp.

Hiện có 2 giống đu đủ phổ biến là giống Hongkong đa bông và Đài Loan tím. Chọn hạt làm giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh. Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5 - 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm.

Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng.

Khi cây cao khoảng 4 - 6cm thì cấy vào bầu. Kích thước bầu 6 - 10cm. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng ra đất.

Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60 x 60 x 30cm. khoảng cách trồng: Hàng cách hàng từ 2 - 2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000 - 2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong 1 năm: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urea 200 - 300g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

Khi cây được 1 tháng tuổi sau khi trồng bón 20g phân urea và 30g super lân. Pha trong 10 lít nước tưới cho cây 1 lần/tuần.

Khi cây được 1 - 3 tháng tuổi bón 30g urê, 50g super lân và 20 - 30g KCl cho 1 cây. Bón 15 - 20 ngày 1 lần.

Khi cây từ 3 -7 tháng tuổi sau trồng bón cho 1 cây: 40g urê, 50g super lân và 40g KCl. Bón1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100g vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.

Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3-4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn. Chú ý không dùng phân hóa học và dùng ít nhất có thể phân đạm để bón cho đu đủ do dư lượng nitrat (NO3) trong quả có thể gây ngộ độc cho người dùng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm368
  • Hôm nay45,276
  • Tháng hiện tại1,196,606
  • Tổng lượt truy cập88,551,676
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây