Học tập đạo đức HCM

Máy làm sạch lúa giống

Thứ năm - 20/12/2012 20:37
Tỉnh An Giang có nhiều kỹ sư, nông dân chế tạo, cải tiến thành công nhiều nông cụ, như lò sấy lúa, máy sạ hàng, máy thu gom rơm rạ; đặc biệt là máy làm sạch lúa giống… giúp bà con giảm chi phí SX.

Trợ thủ đắc lực 

Chiếc máy này do kỹ sư Ngô Văn Hóa, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang sáng chế. Là một kỹ sư từng gắn bó với ruộng đồng nhiều năm, từng thấu hiểu nỗi trăn trở của bà con nông dân nên anh đã chịu khó mày mò, nghiên cứu, chế ra nhiều nông cụ tiện dụng, giá rẻ. Một trong những nông cụ mà anh tâm đắc nhất là chiếc máy làm sạch và phân loại lúa giống.

Đây là một trong nhiều phát minh của người kỹ sư được xem là trợ thủ đắc lực của nhà nông ở ĐBSCL. Là kỹ sư cơ khí nông nghiệp, từng lăn lộn với ruộng đồng từ thời bao cấp, kỹ sư Ngô Văn Hóa (SN 1962) thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của nông dân khi thiếu sự hỗ trợ của máy móc trong quá trình SX. Vì vậy, anh luôn tâm nguyện: “Không ngừng nghiên cứu, cải tiến và chế tạo nhiều loại máy nông cụ giá rẻ để phục vụ nông dân”.

Anh Hóa nhớ lại, năm 1997, tỉnh An Giang phát động phong trào “Ba giảm, ba tăng” trong SX lúa. Trong đó, giảm lượng lúa giống gieo sạ là cơ sở để giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, góp phần giảm chi phí canh tác... Thời gian này, Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu đến nông dân máy sạ lúa theo hàng. Song, những chiếc máy đầu tiên vừa nhỏ, vừa nặng, lại công suất thấp...

Sau một thời gian tìm hiểu, anh Hóa nghĩ ra cách cải tiến máy sạ hàng. Anh vay mượn tiền của bạn bè, người thân trong gia đình để chuyển từ vật liệu bằng sắt sang vật liệu bằng nhựa, đồng thời tăng chiều dài và mở lớn dung tích chứa lúa của máy. Nhờ đó, công suất sạ lúa của máy tăng gấp đôi nhưng giá bán giảm gần phân nửa, từ 500.000 đồng/máy xuống còn 280.000 đồng.

Năm 2000, khi máy sạ hàng khá phổ biến ở vùng ĐBSCL, nông dân lại gặp cảnh thiếu nhân công gặt lúa. Lúc này, trên thị trường có bán một số loại máy gặt lúa, nhưng giá khá cao; nhiều nông dân không đủ tiền mua. Thế là kỹ sư Hóa lại mày mò nghiên cứu, cải tạo chiếc máy gặt xếp dãy đang bán ở các cửa hàng để cho ra đời chiếc máy gặt xếp dãy mới, năng suất cao hơn gấp ba lần.

Ưu điểm vượt trội của chiếc máy cải tiến này là có thể gặt được lúa ngã 30 độ, ít hao hụt, gọn nhẹ, dễ di chuyển và giá bán thấp hơn nhiều loại máy đang có trên thị trường khoảng 30 - 40%, nhờ chạy bằng dầu. Với chiếc máy này, người sử dụng tiết kiệm mỗi vụ gặt từ 7 - 10 triệu đồng.

Tuy nhiên nông dân vẫn khổ khi thu hoạch lúa trong những ngày mưa bão triền miên. Lúa không phơi được, trong khi các cơ sở sấy lúa còn ít, công suất thấp, giá sấy cao nên lúa bị lên mộng, hao hụt nhiều, bán mất giá…

Không thể để bà con thiệt thòi, anh Hóa lại nghiên cứu, cải tiến để nâng cao năng suất những lò sấy từ 4 tấn/mẻ lên 8 tấn/mẻ, giúp giảm một nửa số nhân công đứng lò. Nhờ đó, nhiều nơi nông dân giảm được nỗi khổ lúa hao hụt, lên mộng nhờ được phơi sấy kịp thời.

Siêu rẻ

Anh Hóa cho biết: “Lúa giống sau khi gặt còn chứa nhiều hỗn hợp như lúa lép, trấu, rơm rạ, lúa cỏ, đá sỏi… kể cả nấm bệnh cũng có thể bám trên hạt lúa. Muốn cho hạt lúa sạch, đạt chuẩn cần phải loại trừ các tạp chất ấy bằng cách tạo sức hút li tâm, đưa các phụ phẩm lọt ra ngoài theo từng ô cửa riêng”.

Trong khi vận hành, chiếc máy làm sạch lúa giống sẽ hút được 70% lúa cỏ, loại trừ tất cả những tạp chất, giúp cho hạt giống còn lại hoàn toàn sáng, đẹp, đều đặn, chất lượng. Kỹ sư Hóa cho biết, chiếc máy của anh rất tiện lợi, dễ vận hành, dễ di chuyển. Với trọng lượng 300 kg, chỉ cần 2 người vận hành, năng suất đạt 500 kg lúa/giờ, rất phù hợp với từng gia đình nông dân chuyên SX lúa giống. Đặc biệt, chiếc máy 3 mã lực này chỉ sử dụng nguồn điện sinh hoạt gia đình, không cần đến điện ba pha như nhiều loại máy nhập khác.

“Tôi mong được nhà nước hỗ trợ đầu tư để SX máy phân li tách hạt. Nếu so sánh với giá máy trên thị trường ở mức 80 triệu đồng thôi, thì trên 200 cơ sở SX lúa giống ở tỉnh An Giang trang bị được máy này sẽ tiết kiệm không dưới 12 tỷ đồng”, kỹ sư Hóa thổ lộ ước nguyện của mình.

Theo kinh nghiệm của những người đã sử dụng, lúa giống sau khi làm sạch, phân loại kỹ giống thuần chủng, độ nẩy mầm sẽ cao hơn, mạnh hơn, tiết kiệm được giống và chi phí xuống giống. Ông Nguyễn Văn Hai, xã Bình Thạnh, huyện Thoại Sơn (An Giang) mua chiếc máy phân li tách hạt giống lúa do kỹ sư Hóa sáng chế, cho biết: “Máy này gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ sử dụng. Máy chỉ cần dùng nguồn điện sinh hoạt gia đình chứ không phải điện ba pha như nhiều loại máy nhập khác.

Ngoài ra, nó còn có thể tách rơm rạ, lúa lép, lúa lửng, đá sỏi… ra riêng, kể cả việc bóc tách bào tử, nấm bệnh bám trên hạt lúa, cho ra lúa giống đạt chuẩn. Tính ra, máy phân li tách hạt giống lúa của anh Hóa SX là siêu rẻ”.

Hiện nay, lúa giống thường có giá 9.000 - 11.000 đồng/kg, sau khi cho qua máy làm sạch sẽ bán với giá 12.000 đồng/kg, cao hơn mỗi tấn 5 triệu đồng. Từ hiệu quả đó, anh Hóa đã bán ra được 100 máy cho bà con SX lúa giống ở các tỉnh ĐBSCL với giá 25 triệu đồng/máy, thay vì mua máy nhập, loại to, phải mất từ 100 - 200 triệu đồng.

Với công lao đóng góp của mình đối với ngành nông nghiệp, kỹ sư Hóa rất tự hào là trợ thủ đắc lực của bà con nông dân và cũng rất xứng đáng nhận được bằng khen của UBND tỉnh An Giang. Không dừng lại ở đó, gần đây anh còn sáng chế thành công chiếc máy phân li tách hạt giống lúa có công suất 500 kg hạt/giờ, tiêu hao điện ít.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,003,585
  • Tổng lượt truy cập92,177,314
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây