Học tập đạo đức HCM

Hướng đi bền vững cho nghề câu cá ngừ

Thứ hai - 15/06/2015 02:33
Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi được Bộ NN-PTNT triển khai tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Tại Phú Yên, đề án này vừa được triển khai, nhằm hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. 
Hài hòa lợi tích giữa DN và ngư dân
Sau thời gian dài mong đợi, ngư dân Phú Yên hết sức phấn khởi khi biết tin UBND tỉnh vừa quyết định đề án thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ do Cty CP Bá Hải (Cty Bá Hải) làm trung tâm.
Theo đề án, từ nay đến năm 2016, Cty Bá Hải sẽ đóng mới 5 tàu sắt công suất 1.100 mã lực/tàu để khai thác kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài ra, Cty còn áp dụng công nghệ cấp đông tiên tiến của Nhật Bản (CAS) để bảo quản sản phẩm cá ngừ đạt tiêu chuẩn cao…
Hiện Cty Bá Hải đã ký hợp đồng với 8 tổ, đội tàu thuyền với 72 chủ tàu câu cá ngừ đại dương trên biển; chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản theo phương pháp mới và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường cùng thời điểm cho ngư dân.
Theo ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Cty Bá Hải, đơn vị này sẽ trang bị cho mỗi tàu cá tham gia đề án một bộ thiết bị gây tê cá ngừ, kể cả thùng lạnh ướp cá và chuyển giao công nghệ sơ chế, bảo quản theo phương pháp mới.
Trước mắt, Cty sẽ ký hợp đồng với mỗi tổ, đội tàu thuyền trên tinh thần ngư dân tự cử ra một tàu làm nhiệm vụ vừa khai thác vừa chuyển số cá của cả tổ, đội đánh bắt trong vòng từ 5 đến 7 ngày vào bờ.
Hướng lâu dài, Cty sẽ phối hợp với ngư dân thành lập HTX khai thác, dịch vụ nghề cá và hỗ trợ họ đầu tư ngư lưới cụ để sản xuất đa nghề trên biển và bao tiêu các sản phẩm này (câu cá ngừ đại dương kết hợp với lưới đánh bắt cá chuồn, cá ngừ sọc, mực xà đại dương-PV).
Để làm được điều đó, ông Hồng kiến nghị: “Tỉnh Phú Yên sớm hỗ trợ đào tạo cho ngư dân và DN những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ khai thác và bảo quản cá ngừ. Hỗ trợ họ tham gia chuỗi liên kết được vay vốn đóng mới tàu công suất lớn và cải hoán, nâng cấp tàu cũ, mua sắm ngư lưới cụ khai thác theo công nghệ mới.
Quan tâm giải quyết, tạo điều kiển cho Cty vay vốn đóng mới tàu sắt theo đề án. Tỉnh và Trung ương nên sớm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ…”.
Một trong những khâu ngư dân đặc biệt quan tâm là bảo quản cá ngừ. “Trước đây, việc bảo quản cá ngừ đại dương là khâu yếu nhất của ngư dân, trong khi chuyến biển kéo dài cả cả tháng trời, nên giá trị sản phẩm cập bờ rất thấp, thậm chí bị ép giá phẩm cấp. Có dịch vụ thu mua cá ngừ trên biển, ngư dân rất phấn khởi vì không chỉ chất lượng cá được đảm bảo, mà giá cũng đạt cao…”, ông Nguyễn Hữu Phát, chủ tàu câu cá ngừ đại dương PY96346TS ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa phấn khởi, nói.
Hiện nay, Sở NN-PTNT Phú Yên cũng đã lên kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề cho ngư dân trên tinh thần ai có nhu cầu thì đăng ký.
Bộ, ngành và địa phương cùng vào cuộc
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), điểm yếu của khai thác cá ngừ Việt Nam là khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường.
Nguồn lợi và năng lực sản xuất cá ngừ của Việt Nam còn nhiều tiềm năng, nhưng thời gian qua, cá ngừ chưa được xác định là đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế đối với tổ chức đánh bắt cũng như phát triển ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ và XK.
Trước mắt, trong năm 2015, Tổng cục Thủy sản sẽ tập trung nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ và tổ chức hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, trên cơ sở tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm tiên tiến của Nhật Bản kết hợp với kinh nghiệm và thực tiễn sản xuất của ngư dân.
“Đề nghị các địa phương cần ưu tiên triển khai các mô hình, tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho các thành viên tàu cá tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.
Triển khai hợp tác quốc tế trong hoạt động kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm; xây dựng, nâng cấp cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá phục vụ khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ đại dương…”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, nói.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm554
  • Hôm nay74,775
  • Tháng hiện tại810,885
  • Tổng lượt truy cập93,188,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây