Học tập đạo đức HCM

Làm ruộng bậc thang thế nào?

Chủ nhật - 14/06/2015 21:57
Ruộng bậc thang đã gắn bó với người Mông ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái nhiều đời nay. Những ruộng bậc thang không chỉ mang lại cuộc sống no ấm cho người dân mà còn phản ánh phương thức canh tác độc đáo của đồng bào Mông nơi đây.
Lam ruong bac thang the nao?
 Những ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: L.H.T
Theo ông Hờ A Hừ - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha, việc khó nhất khi tạo ra một thửa ruộng bậc thang là làm sao có mặt phẳng cân bằng. Mỗi bậc thang ruộng dù rộng hay hẹp đều phải cân bằng thì mới giữ được nước. Sau khi có ruộng, phải tìm được nguồn nước rồi dắt về. “Nguồn nước chủ yếu ở trên rừng rất xa, cộng với địa hình rất phức tạp, nhưng ngày xưa cha ông chúng tôi đã tính được một cách chính xác bằng những công cụ đơn giản như dùng cuốc, xẻng đào đắp nhích từng tí một hoặc dùng máng tre dẫn nước vòng quanh chân núi để về tới ruộng. Đến tận bây giờ vẫn làm như vậy” – ông Hừ cho hay.

Chị Giàng Thị Khua, ở bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha chia sẻ: “Chúng tôi từ nhỏ đã được cha ông truyền lại cách làm ruộng, chỉ dạy từng tí cách cày bừa như thế nào. Người Mông chúng tôi cày ruộng nông thôi vì đất dốc đã có nhiều hố mối, nhưng bừa thì phải kỹ để đất nhuyễn. Riêng bờ ruộng phải tạo ngay từ khi san gạt đất sao cho bờ được hình thành từ nền đất vững chắc của đồi, núi. Mùa nước đổ, nếu không đảm bảo sự chắn chắc, các thành ruộng này có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào và tất nhiên sẽ kéo theo sự sụp đổ của một hệ thống”.

“Tới mùa thu hoạch nhà ai người nấy gặt, nhưng đến lúc phơi lúa, đập lúa xong mọi người lại giúp nhau chở lúa về nhà. Cũng giống như khi đắp bờ, tu sửa mương nước dẫn về từng thửa ruộng, chúng tôi cùng làm chung, không phân biệt nhà có ít ruộng, nhiều ruộng. Đây là truyền thống tốt đẹp đã có từ rất lâu rồi. Ngày xưa mỗi năm chúng tôi cũng chỉ trồng được một vụ, nhưng hiện nay xã đang khuyến khích, vận động người dân ở những nơi có điều kiện thủy lợi bắt tay vào trồng hai vụ, đưa giống mới vào sản xuất để mang lại năng suất cao hơn và bán cũng được giá hơn. Nhờ đó mà ổn định đời sống của người dân và vẫn giữ được những thửa ruộng bậc thang truyền thống để phục vụ du lịch” – ông Hừ cho biết thêm.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,224
  • Tổng lượt truy cập92,649,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây