Học tập đạo đức HCM

“Nữ hoàng sâm dây” Y Bắp ngại... kể giàu

Thứ năm - 11/06/2015 20:57
Nếu không vào tận trang trại trồng sâm dây của chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), chắc tôi cũng tin rằng thu nhập gia đình này mỗi năm chỉ chừng 200 triệu đồng như chị đã báo cáo. Vào rồi mới biết, chị Y Bắp rất ngại nói về sự giàu có của mình.

Liều mình vay vốn làm ăn

Trong ngôi nhà khang trang xây hết 700 triệu đồng của mình, Y Bắp kể cho chúng tôi về con đường khởi nghiệp làm giàu của chị. Cha mẹ đều nghèo, lập gia đình năm 1995, hai vợ chồng chị cũng chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng. Rồi chị lại phải nuôi chồng đi học. Tốt nghiệp, anh làm cán bộ thôn, phụ cấp tháng chưa đủ ăn cơm một tuần...

“Nu hoang sam day” Y Bap ngai... ke giau
Chị Y Bắp đang thăm rẫy cà phê, trồng xen bời lời, sâm dây rộng hàng chục ha của mình. Ảnh: Q.D
Trong cái khó ló cái khôn... Hồi đó bà con trong xã làm nông sản, thu hoạch chẳng biết bán cho ai hoặc có bán được cũng với giá rẻ mạt. Thấy vậy chị Y Bắp bèn mở quán tạp hóa và thu mua nông sản của bà con. Ngày ngày chị địu con nhỏ trên lưng, vai vác chiếc cân lội bộ từ thôn này sang thôn khác để mua nông sản đem về bán lại cho người Kinh kiếm lời. Khó khăn nhất với chị lúc ấy là hàng nhiều mà chẳng có vốn. Sau nhiều lần suy nghĩ, chị đánh bạo vay tiền của Hội Nông dân xã Tê Xăng để mua bò nuôi, lấy lãi làm vốn buôn bán. “Ngày đó chẳng ai dám vay tiền đâu, vì vay cũng chẳng biết làm gì” - Y Bắp kể… Thế rồi qua quá trình thu mua nông lâm sản để bán lại, chị nhận ra đắt hàng nhất vẫn là sâm dây. Nhiều lúc không có hàng mà bán do khan hiếm. “Sao mình không trồng sâm dây để bán?” – Y Bắp nghĩ. Và chính chị cũng không ngờ cây sâm dây đã trở thành lối thoát trên con đường khởi nghiệp làm giàu của chị…

Duyên nợ với sâm dây

Lúc đầu khi mua sâm dây của đồng bào hái trên rừng về bán, Y Bắp chỉ giữ lại những rễ, củ nhỏ để trồng, củ lớn thì bán. Cây sâm trồng chết gần hết. Sau nhiều lần thất bại, chị mới nhận ra để trồng được sâm dây, phải chọn được đất phù hợp, chủ yếu là rẫy mới, trồng xen dưới tán cây che bóng mới có hiệu quả. Giống thì phải trồng ngay từ khi mới hái từ rừng về, để lâu rễ sâm héo không phát triển được… Sau bao ngày khổ công mày mò trồng sâm dây bằng rễ, chị đã thành công.

Hiện tại hầu như toàn bộ đất trồng cây công nghiệp chị đều trồng xen sâm dây. Ngoài ra còn 3 rẫy trồng sâm có diện tích ước tính đã ngót nghét 50ha… Hiện nay, với giá sâm dây bán trên thị trường ở mức 100.000-150.000 đồng/kg loại củ lớn (loại củ nhỏ rẻ hơn chút), tính ra các vườn, rẫy sâm dây đang có đã cho Y Bắp thu nhập tiền tỷ rồi. Y Bắp cho biết hiện sâm dây khá hiếm, nhiều khi phải đặt hàng trước mới có, vậy nên không phải lo nghĩ đầu ra. Mà không chỉ trồng sâm dây, hiện tại Y Bắp còn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh cũng hứa hẹn nguồn thu nhập lớn…

Dù đã được coi là “nữ hoàng sâm dây”, gia đình đã có thể sống dư dả nhưng Y Bắp vẫn chưa chịu bằng lòng. Chị còn nuôi heo, trâu, bò và trồng cà phê, bời lời…

Không chỉ biết làm giàu cho mình, Y Bắp luôn quan tâm giúp đỡ người nghèo trong làng, xã. Từ năm 1998, chị đã mua bò cho đồng bào nuôi rẽ. Khi bò mẹ đẻ, con bê đầu tiên là con của người nuôi, con thứ hai là của chị. Hiện nay, có 5 người trong xã nuôi bò rẽ cho Y Bắp. Nhờ sự giúp đỡ của chị mà có người đã gây dựng được đàn bò 7-8 con. 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,910
  • Tổng lượt truy cập92,578,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây