Học tập đạo đức HCM

Lạ lùng: Khám phá chợ trâu bò nơi lưng chừng cổng trời Mường Lống

Thứ tư - 02/05/2018 05:15
Hằng tháng, chợ phiên Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) mở họp cũng là dịp chợ trâu, bò của đồng bào Mông nơi cổng trời tấp nập mua bán.

la lung: kham pha cho trau bo noi lung chung cong troi muong long hinh anh 1

Đông đảo người dân và lái buôn đến với chợ trâu, bò ở cổng trời Mường Lống. Ảnh: Hồ Phương

Ông Và Bá Nhìa, ở bản Mường Lống 2 (Kỳ Sơn, Nghệ An)  cho hay: “Khoảng chừng 8 đến 10 năm trở lại đây, chỗ này (giáp cổng trời Mường Lống) là nơi tụ họp để người bán và người mua trâu bò”.

Từ ngày thành khu tập trung mua bán trâu bò cho đến nay, cứ dịp chợ phiên, người dân  xã Mường Lống và các xã lân cận như: Huồi Tụ, Mỹ Lý… lại dắt trâu bò đến đây để bán. Thương lái gần xa, đến ngày 15 và 30 âm lịch hằng tháng lại lên đây chọn mua trâu bò.

Từ sáng sớm, phiên chợ đã đông đúc. Ảnh: Hồ Phương

Có người chọn bò, trâu để về vỗ béo rồi bán lại cho người khác; có người chọn mua về dung cày, kéo, chăn nuôi tăng đàn; cũng có người tìm mua trâu chọi, bò chọi… 

Vào dịp chợ phiên, khi con gà vừa cất tiếng gáy đã thấp thoáng thấy người dân ở các bản xa dắt trâu, bò về chợ.

Một người mua đang xem 'soi' tuổi của trâu. Ảnh: Hồ Phương

Khoảng 8h đến 9h sáng, phiên chợ trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Ông Mùa Bá Chư, một người dân sống ở bản trung tâm, cũng là tay buôn bò có thâm niên trong vùng cho biết: “Có những con bò đẹp có giá đến 80 triệu đồng”.

Vừa chọn cho mình được vài con bò ưng ý, đang sắp sửa đánh xe lại để bốc lên và đưa về xuôi, anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại Đô Lương cho biết: "Tui biết đến chợ trâu, bò này đã được hơn 4 năm nay, cứ đến phiên là tìm đến đây để lựa chọn bò và mang xuống đồng bằng bán lại".

Việc mua trâu, bò ở chợ này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức đi tìm kiếm trong các bản làng như những năm trước đó. Cùng với đó, việc mua được hàng ở chỗ tập trung cũng giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

"Trâu bò ở miền núi thường khỏe và sức chịu đựng cao hơn ở đồng bằng, vì thế hàng ở miền núi về thường dễ bán hơn ở các huyện đồng bằng”,  anh Hùng cho biết thêm.

Ông Và Nỏ Vừ - Chủ tịch UBND xã Mường Lống phấn khởi cho biết, việc xuất hiện chợ trâu, bò tạo cho người dân có nơi buôn bán vật nuôi hiệu quả hơn. Người dân ở các bản xa của xã có thể chủ động tăng đàn gia súc của mình mà không sợ ế hay tư thương ép giá như trước.
 
Theo Hồ Phương (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập804
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,710
  • Tổng lượt truy cập93,174,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây