Học tập đạo đức HCM

Quản lý thủy sản xuất khẩu: Hết thời "coi rẻ" thị trường Trung Quốc

Thứ ba - 01/05/2018 22:25
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đi Trung Quốc, thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm...

Hết thời “coi rẻ” thị trường Trung Quốc

Năm 2017, xuất khẩu (XK) thuỷ sản của cả nước cán đích  trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Một trong những thị trường lớn của XK thuỷ sản Việt Nam là Trung Quốc. Năm 2017, giá trị XK thuỷ sản sang thị trường này đạt 1,119 tỷ USD, tăng 61,1% so với năm 2016. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường Trung Quốc trong thời gian tới được nhận định sẽ khó khăn hơn khi nước bạn đang có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng của cơ quan quản lý.

 quan ly thuy san xuat khau: het thoi 'coi re' thi truong trung quoc hinh anh 1

VASEP vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đi Trung Quốc (ảnh minh họa).   Ảnh: T.L

"Trung Quốc không còn là thị trường hàng chất lượng thấp mà là một thị trường đang phát triển và nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên người tiêu dùng Trung Quốc đã tìm kiếm những sản phẩm nhập khẩu được chấp nhận tại thị trường Âu, Mỹ, trong đó có sản phẩm cá tra Việt Nam”.

Ông Trương Đình Hoè -
Tổng Thư ký VASEP

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, cuối tháng 3 vừa qua, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn phương án thành lập Tổng cục Quản lý giám sát thị trường quốc gia là cơ quan trực thuộc Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất nhiều cơ quan cấp bộ, vì vậy việc đàm phán để mở cửa thị trường cho các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc phải chờ đợi thêm thời gian cho đến khi cơ cấu tổ chức của Tổng cục mới đi vào hoạt động ổn định.

Ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký VASEP cho hay: “Cuối năm 2017, trên một trang báo điện tử chuyên ngành thuỷ sản của Trung Quốc đã nêu quan ngại về chất lượng cá tra Việt Nam, đồng thời đề cập đến hiện tượng nhiều cá nhân người Trung Quốc liên quan đến hoạt động buôn lậu sản phẩm cá tra”.

Ông Hoè cho rằng, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, kiểm soát xuất tiểu ngạch. Trong khi nhu cầu các sản phẩm cá tra chất lượng cao có xu hướng hồi phục tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, thì tình hình khan hiếm nguyên liệu trong nước đang là vấn đề của ngành cá tra, nhất là khi thương lái Trung Quốc ra sức thu mua cá tra, bất kể chất lượng, đem gia công và tăng trọng để XK qua biên giới.

Việc không quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra XK đi Trung Quốc đang được gia công chế biến tràn lan sẽ gây tổn hại đến uy tín chất lượng cá tra Việt Nam tại các thị trường XK khác trong khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng lại hình ảnh và chất lượng cá tra thông qua việc thực thi các thông tư của ngành và nghị định Chính phủ về phát triển bền vững ngành cá tra.

Quản lý chặt hàng xuất sang Trung Quốc

Năm 2018 kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi mạnh, đặc biệt tại các thị trường  chính là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, và Trung Quốc. Kinh tế Trung Đông và Nga cũng thuận lợi hơn nhờ giá dầu tăng. Đây là cơ sở để dự báo nhu cầu thuỷ sản tại một số thị trường chủ lực trên sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018. Hiệp định tự do thương mại EVFTA giữa Việt Nam và EU được kỳ vọng sẽ là cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đẩy mạnh XK thuy sản sang thị trường này. Nếu vấn đề thẻ vàng IUU được khắc phục và cải thiện thì không chỉ tôm mà các mặt hàng hải sản sẽ có cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường  EU.

Với kế hoạch và mục tiêu của Bộ NNPTNT, cộng đồng doanh nghiệp và toàn ngành thuỷ sản đang phấn đấu đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD năm 2018, trong đó mặt hàng tôm tiến tới mục tiêu 4,8 tỷ USD, tăng 26%, cá tra 2 tỷ USD và các mặt hàng hải sản đạt 3,3 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu đề ra, theo lãnh đạo VASEP, vấn đề quản lý chất lượng thuỷ sản phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản mới đưa ra những yêu cầu khắt khe mà giờ đây thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Đối với tôm, theo VASEP, ngoài những lợi thế căn bản chúng ta đã xây dựng được thì hai vấn đề “lây nhiễm kháng sinh” và “tạp chất” vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. VASEP và các doanh nghiệp cho rằng đây là hai vấn đề mấu chốt cần tập trung giải quyết triệt để nhằm gia tăng khả năng XK tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Đối với thị trường Trung Quốc, ông Trương Đình Hoè cho biết VASEP đã kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thuỷ sản XK đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi XK. Đồng thời kiến nghị Chính phủ có chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở gia công, sơ chế thuỷ sản XK cho thị trường Trung Quốc hiện nay để bảo đảm chất lượng sản phẩm XK.

VASEP cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ NNPTNT và hiệp hội đặt mục tiêu định hướng cho những thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Trung Đông, giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy XK. Cụ thể là thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp qua các chương trình nâng cao nhận thức về ưu đãi thuế quan đi kèm quy tắc xuất xứ...

Theo Đình Thắng (Danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay26,940
  • Tháng hiện tại220,033
  • Tổng lượt truy cập92,597,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây