Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng: Cùng nông dân loại bỏ “thói quen xấu”

Thứ bảy - 12/04/2014 10:29
Sau thành công của 2 điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 9 (TP.Đà Lạt) và thôn Lạc Lâm Làng (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương), Chi cục BVTV Lâm Đồng tiếp tục triển khai mô hình này.
Sau thành công của 2 điểm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 9 (TP.Đà Lạt) và thôn Lạc Lâm Làng (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương), Chi cục BVTV Lâm Đồng tiếp tục triển khai mô hình này ở một số địa phương khác trong tỉnh nhằm xử lý rác thải nông nghiệp tại đồng ruộng.

Trên 250 tấn rác bao bì mỗi năm

Vứt bỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng, dưới sông suối, ao hồ... là thói quen xấu của không ít nông dân canh tác nông nghiệp ở Lâm Đồng bấy lâu nay. Hậu quả là những chất độc hại tồn dư trong bao bì thuốc BVTV ngấm xuống đất, đi vào nguồn nước, hoặc bốc hơi làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... Đây cũng chính là nguyên nhân khiến hồ Xuân Hương ở TP.Đà Lạt bị ô nhiễm nặng trong những năm vừa qua bởi rác thải từ thuốc BVTV của nông dân trồng rau phía thượng nguồn vứt bỏ bừa bãi vào các con suối đổ về hồ.

Nông dân tích cực thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
Nông dân tích cực thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, ở Lâm Đồng cứ 1ha đất nông nghiệp, hằng năm nhà nông phải sử dụng trung bình 10kg thuốc BVTV và có gần 1,5kg bao bì (chai lọ, bao nhựa, bọc giấy...) thải ra từ 10kg này. Như vậy, với hơn 331.000ha đất canh tác nông nghiệp hiện nay của Lâm Đồng, lượng bao bì thuốc BVTV hằng năm thải ra không dưới 250 tấn (con số thấp nhất).

Theo tính toán của Chi cục BVTV Lâm Đồng, tại xã Lạc Lâm, với 475ha đất canh tác rau thương phẩm hiện có, hằng năm bà con trong xã sử dụng trung bình 4.600 lít hóa chất BVTV, và lượng bao bì thải ra từ đó là con số không nhỏ. Điều đáng nói, không chỉ bà con nông dân ở Lạc Lâm (Đơn Dương) mà hầu hết nhà nông trong tỉnh đều có thói quen không tốt là thải ngay chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ra đồng ruộng, hoặc vứt bừa dưới sông suối, trên đồi, trên bãi.

Chuyển biến ngay trên cánh đồng

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” ở Lâm Đồng nằm trong Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hữu cơ tồn lưu khó phân hủy tại Việt Nam” của Tổng cục Môi trường. Nơi thí điểm đầu tiên là phường 9, TP.Đà Lạt.

Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” của tỉnh Lâm Đồng được triển khai thí điểm tại phường 9 Đà Lạt từ tháng 7.2013, do Chi cục BVTV Lâm Đồng phối hợp với Công ty cổ phần BVTV An Giang và Trung tâm BVTV phía Nam của Cục BVTV (Bộ NNPTNT).

Tại đây, sau những buổi tuyên truyền, tập huấn, phát tờ rơi..., Chi cục BVTV Lâm Đồng đã tiến hành đặt 2 bể thu gom rác thải và phát động chiến dịch ra quân thu gom bao bì thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng với các lực lượng xung kích đi thu gom như tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... của địa phương. Kết quả là chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 7- 8.2013) đã thu gom được gần 300kg bao bì thuốc BVTV; và đến nay, ước tính con số này đã lên trên 1 tấn.

Sau điểm phường 9 Đà Lạt, Chi cục BVTV bắt đầu triển khai ở thôn Lạc Lâm Làng (xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương) cũng với cách làm tương tự nhưng có quy mô lớn hơn: 6 bể thu gom đã được đặt ngay tại đồng ruộng; một số hộ nông dân có diện tích trồng rau lớn được giao nhiệm vụ cùng với cán bộ thôn quản lý các bể thu gom và vận động mọi người cùng thu gom rác thải sau khi sử dụng thuốc BVTV. Kết quả là chỉ trong 2 ngày phát động ra quân, 6 bể thu gom của Lạc Lâm Làng đã gom được 180kg bao bì.

Với sự vận động của cán bộ thôn và các hộ nhà vườn có trách nhiệm quản lý bể thu gom, chỉ thời gian ngắn sau đó, 6 bể thu gom này đã thu gom thêm 150kg bao bì thuốc BVTV do người dân tự giác mang đến bỏ vào.

Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Lâm Đồng, cách làm trên đã bước đầu tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân ngay trên cánh đồng trong sử dụng và xử lý thuốc BVTV. Bởi vậy, Chi cục BVTV Lâm Đồng sẽ triển khai mô hình này ra phạm vi rộng hơn ở nhiều địa bàn khác trong tỉnh Lâm Đồng.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,666
  • Tổng lượt truy cập90,259,059
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây