Học tập đạo đức HCM

Lão nông Khmer bắt đất phèn “yêu” hoa lan

Thứ ba - 30/06/2015 23:52
Trên vùng đất thường xuyên nhiễm mặn, phèn nhưng lão nông Sơn Sa Ranh (SN 1942, dân tộc Khmer) vẫn có được một vườn lan tươi tốt có tiếng ở huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Nhiều người trồng lan nể phục ông bởi ông đam mê lan và rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm.

Khu vườn 3.000m2 của ông Sơn Cà Ranh nằm khuất sâu trong con hẻm đường Nguyễn Bình (ấp 2, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè), được bao bọc bởi 2 bên là sông nước. Khu vực này 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, trồng cây đã khó, trồng lan càng khó hơn. Vậy mà ông Ranh lại lập được một vườn lan tươi tốt ở chính nơi này.

Lao nong Khmer bat dat phen “yeu” hoa lan

Ông Sơn Sa Ranh trong vườn lan của nhà mình. Ảnh: H.K
 
Vốn là kỹ sư làm việc tại Nhà máy Thép Miền Nam, năm 2002 nghỉ hưu, ông đến định cư ở vùng đất Nhà Bè này. Khi ấy mảnh đất gia đình ông mua là vùng đầm lầy, phải bỏ hàng trăm triệu đồng để bơm cát, san lấp mặt bằng. Ban đầu vườn nhà ông trồng các loại cây ăn trái, hoa kiểng nhưng do nguồn nước bị nhiễm phèn mặn nên cây trồng không phát triển được. Cũng vào thời điểm đó, thấy cây lan được nhiều người dân thành phố trồng, ông Ranh cũng mày mò theo đuổi loại cây này.

Để trồng lan, tôi đã đăng ký lớp học nghề trồng lan tại trung tâm thành phố, trong suốt 7 tháng trời. Tôi còn lặn lội khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm trồng lan và tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc lan trên mạng để ứng dụng vào thực tế, và vườn lan nhà tôi đã cho kết quả thành công” - ông Ranh kể.

Thành công, nhưng với ông Ranh việc trồng lan chỉ là một thú vui, không phải vì miếng cơm manh áo. Vì vậy dù vườn lan của ông nổi tiếng đẹp khắp vùng, nhưng thu nhập từ nó lại khá “khiêm tốn” so với nhiều vườn lan khác, mỗi năm cho thu nhập không đến 100 triệu đồng. Đó cũng là bởi cá tính phóng khoáng của ông. Ông Ranh thường xuyên bán giống lan với giá rẻ thấp hơn thị trường một nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba cho những nông dân có nhu cầu trồng lan. Với những người chưa có tiền thì ông sẵn sàng bán chịu hoặc bán trả chậm cho họ. Còn với lan cho sản phẩm, ông cũng bán giá rẻ nên nhiều khách hàng tự tìm đến mua. Những người muốn đến học hỏi về trồng lan ông đều tận tình chia sẻ kinh nghiệm.

Vợ chồng ông đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây một số căn nhà cấp 4 cho hơn 20 người Khmer (là bà con, đồng hương của gia đình), ở nhờ miễn phí và còn giúp họ cái ăn cái mặc những lúc khó khăn.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay93,160
  • Tháng hiện tại829,270
  • Tổng lượt truy cập93,206,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây