Học tập đạo đức HCM

Lập trang trại từ... 60.000 đồng

Thứ ba - 28/05/2013 00:21

Người dân thôn Quan Nam 3 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) ai cũng cảm phục chị Nguyễn Thị Hằng vì ăn nên làm ra từ 60.000 đồng.

 

Năm 1999, chị Hằng từ huyện Nông Cống, Thanh Hóa vào Đà Nẵng lập nghiệp. Cuộc sống rất chật vật, đúng lúc đó chị lại sinh con. Sinh xong, chị chỉ còn vỏn vẹn 60.000 đồng. Lúc đó, chị không biết làm gì để sống, nuôi con. “Số tiền quá ít ỏi, tôi chỉ có thể đi mua ve chai kiếm sống qua ngày” - chị Hằng nhớ lại.

Trang trại chăn nuôi mỗi năm đem về cho gia đình chị Hằng 300 triệu đồng.

Công việc cực nhọc, song nhờ tằn tiện chi tiêu, chị cũng dôi dư mỗi ngày ít tiền. Thấy heo bán có giá, chị để dành tiền mua heo con về nuôi ngay trong chỗ trọ. “Ngoài thời gian mua ve chai, tôi đến các nhà hàng xin thức ăn thừa về nuôi heo. Lúc đầu nuôi 2-3 con, sau tăng lên dần, năm 2000 tôi đã có 70 con” - chị Hằng kể.

Khi có quyết định không cho nuôi gia súc trong thành phố, chị về vùng quê Hòa Liên (Hòa Vang) thuê đất làm chuồng trại nuôi heo và bỏ hẳn nghề mua ve chai.

Đến năm 2007, chị nâng đàn heo lên 400 con. Chị mua luôn mảnh đất đang thuê, rồi cầm “sổ đỏ” vay thêm tiền đầu tư xây chuồng trại. Có trong tay 7.000m2 đất, chị dành 2.000m2 đất làm trang trại nuôi heo, 5.000m2 đất chị đầu tư xây 2 hồ nuôi cá trê.

Chị Hằng cho biết, nuôi heo quan trọng nhất là khâu thức ăn và giữ cho môi trường không bị ô nhiễm. Ban đầu, chị đi xin thức ăn thừa ở các nhà hàng, sau chị đến các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp mua thức ăn thừa về nuôi. Chị đầu tư gần 100 triệu đồng để xây hầm biogas, lắp đặt đường ống cho nước thải từ trang trại heo chạy ra hồ nuôi cá trê nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường. “Với đàn heo 400 con, trừ chi phí, mỗi năm tôi lãi 300 triệu đồng” - chị Hằng cho biết.

Không chỉ vậy, mỗi năm chị còn bán 2 đợt cá trê, mỗi đợt thu về khoảng 20-30 triệu đồng. Để chăm đàn heo, chị phải thuê thêm 5 lao động ở địa phương, với lương 4 triệu đồng/người/tháng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,378
  • Tổng lượt truy cập85,138,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây