Học tập đạo đức HCM

Miễn phí chứng nhận để sản xuất Gap phát triển

Thứ ba - 04/12/2012 04:08
Để Gap (Viet Gap, Global Gap, tức thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) phát triển, có 2 vấn đề quan trọng nhất cần thực hiện ngay là miễn phí chứng nhận cho nông dân và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm này. Đó là một những nội dung được đem ra thảo luận tại hội thảo: “Sản xuất cây ăn trái theo Gap” được tổ chức tại Tiền Giang sáng 12-4.

 

Cần miễn thu phí chứng nhận để sản xuất theo Gap phát triển. Trong ảnh là nông dân tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Viet Gap Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang thu hoạch sản phẩm - Ảnh: Trung Chánh

 

Sau gần 5 năm áp dụng quy trình sản xuất Gap, dù đạt được không ít kết quả nhưng ngành nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, nhất là về chi phí cho chứng nhận Gap.

 

Nên miễn phí chứng nhận Gap

 

Báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết tính đến nay, tổng diện tích cây trồng ở các tỉnh, thành phía Nam đã đạt được chứng nhận Gap là 10.000 héc ta.

 

“Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích cây ăn trái được chứng nhận Gap của Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng còn rất hạn chế. Riêng ĐBSCL chỉ có 0,14% trên tổng số 288.260 héc ta diện tích cây ăn trái đạt được chứng nhận Gap”, thạc sĩ Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết.

 

Đánh giá của nhiều nhà chuyên môn tại hội thảo, cho biết một trong những lý do quan trọng nhất khiến Gap kém phát triển là do chi phí chứng nhận quá cao.

 

Theo ông Tùng, có một trường hợp chứng nhận Viet Gap cho bưởi ở Bến Tre, với diện tích chỉ hơn 4 héc ta nhưng chi phí chứng nhận lên đến mấy chục triệu đồng. “Điều này là quá sức đối với người nông dân”, ông nói.

 

Thực tế thời gian qua có nhiều mô hình sản xuất Gap sau một thời gian xây dựng, sau đó nông dân đã xin ra khỏi mô hình do chi phí chứng nhận quá cao, chẳng hạn như mô hình sản xuất theo Gap của hợp tác xã vú sữa lò rèn (xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang) hay hợp tác xã bưởi năm roi Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long…

 

Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam đặt vấn đề: “Người nông dân quay lưng với Gap, tại sao?”. Theo bà là do người nông dân không nhận được hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ trong tái chứng nhận.

 

“Để Gap phát triển, nông dân không quay lưng với nó thì vấn đề quan trọng nhất bây giờ là không lấy tiền khi chứng nhận, tái chứng nhận Gap cho nông dân, Nhà nước nên “rót” thêm kinh phí, tăng đầu tư cho sản xuất Gap”, bà Mai đề xuất.

 

“Khơi thông” đầu ra cho sản phẩm Gap

 

Bên cạnh chi phí chứng nhận, tái chứng nhận cho Gap cao, đầu ra sản phẩm Gap bấp bênh, giá bán thấp cũng là nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà sản xuất theo mô hình này.

 

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết: “Tiêu thụ nông sản đạt chứng nhận Gap hiện rất khó khăn, chỉ ngang bằng với giá sản phẩm sản xuất thường, đó là cái khó cho sản phẩm Gap của Việt Nam mình”.

 

Bà Võ Mai đặt vấn đề: “Ai chịu trách nhiệm việc không có nơi tiêu thụ sản phẩm Gap cho nông dân? Sản xuất Gap mà để thương nhân thu gom rồi trộn nhiều thứ ở trong đó thì sao mà cải thiện cho được?”.

 

Lý giải nguyên nhân trên, bà Mai cho biết hiện ngành nông nghiệp không tổ được thị trường để người nông dân tiêu thụ sản phâm, cho nên họ buộc lòng phải bán trôi nổi ở các chợ truyền thống với giá như sản phẩm thường.

 

Đánh giá của nhiều nhà chuyên môn tại hội thảo cũng cho biết hiện sản phẩm Gap đang “tắt” đầu ra, bị đánh đồng với sản phẩm thường nên nông dân không mặn mà. Đứng trước tình hình này, một vấn đề cấp thiết cần làm ngay là tìm nơi tiêu thụ cho sản phẩm Gap, tạo điều kiện “khơi thông” dòng chảy cho sản phẩm này phát triển.

 

Kênh tiêu thụ quan trọng nhất cần quan tâm hướng đến trong thời gian tới đối với các sản phẩm Viet Gap là hệ thống các siêu thị. “Nên liên kết các doanh nghiệp để tạo thành đầu mối cung cấp sản phẩm Gap, thậm chí các doanh nghiệp trong nước có thể kết nối với nhau để đàm phán trong ký kết với đối tác, tạo ra đột phá về giá bán”, tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết.

 

Theo bà Mai, hiện Hội làm vườn Việt Nam đã mời được vài doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Gap cho nông dân và Hội tiếp tục tìm những địa chỉ mới để phối hợp tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận Gap.

 

 

Ngày 4/12/2012 - Theo thesaigontimes.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay26,394
  • Tháng hiện tại1,107,277
  • Tổng lượt truy cập92,281,006
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây