Học tập đạo đức HCM

Mô hình nhà màng, nhà lưới - hướng sản xuất áp dụng công nghệ cao

Thứ tư - 16/05/2018 22:14
Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới sản xuất rau, quả theo hướng an toàn và bước đầu đã phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế, trong thời gian tới Nghệ An sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích phát triển trang trại, gia trại tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy lợi thế từng địa phương; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.

Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng cao, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, phát triển nông nghiệp cận đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, địa phương.

Anh Nguyễn Kim Nam (xóm 3 xã Nam Anh, huyện Nam Đàn) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư 300 triệu đồng làm hệ thống nhà lưới với diện tích gần 700m2 để trồng các loại rau bằng phương pháp thủy canh. Anh Nam cho biết: Ưu điểm sản xuất rau trong nhà lưới là thời gian trồng nhanh hơn bên ngoài và có thể sản xuất liên tục không kể mùa mưa hay mùa nắng. Đặc biệt, rau trồng trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh ngăn ngừa được côn trùng, không sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học gây hại môi trường, sản phẩm rau an toàn, giá thành cũng cao hơn so với cách trồng rau truyền thống. 

Tương tự, Dự án nhà màng nông nghiệp công nghệ cao của anh Lê Cảnh Hiếu ở xóm 5 xã Nam Anh, huyện Nam Đàn có mức đầu tư 400 triệu đồng. Trên diện tích 1.000m2, anh đầu tư trồng giống dưa chuột của Israel. Đến nay, sau 5 tháng trồng, anh đã thu hoạch hơn 2 tấn quả, cung cấp ra thị trường với giá 20 nghìn đồng/1kg. Anh Lê Cảnh Hiếu, xóm 5, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn vui vẻ nói: “Dự kiến trong đợt này tôi sẽ thu hoạch được hơn 4 tấn quả dưa chuột, mang lợi nhuận gấp ba lần so với cách trồng truyền thống. Sắp tới, tôi cũng dự định trồng thử nghiệm các loại quả khác như dưa lưới hay các loại rau củ khác”.

Dự án nhà màng nông nghiệp công nghệ cao của anh Lê Cảnh Hiếu ở xóm 5, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn

Anh Hồ Ngọc Đông ở TP. Vinh sau khi tìm hiểu đã liên kết với với nông dân Nghi Liên để trồng măng tây xanh với diện tích 1,5ha. Mô hình măng tây được anh Đông đầu tư khoảng 700 triệu đồng, trồng bằng công nghệ Israel, với hệ thống tưới nhỏ giọt dẫn phân và nước, phủ ni lông 2 mặt loại ni lông phản quang lại ánh sáng. Giá thành một 1kg măng tây là 120.000 đồng, đây là loại rau siêu sạch, bổ dưỡng có thể ăn sống và chế biến các món nên khách hàng rất ưa chuộng.

Anh Hồ Ngọc Đông chia sẻ: Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông trại măng tây nhận thấy hiệu quả từ việc quản lý nhân công giảm 1/2 so với cách làm truyền thống, cây trồng phát triển tốt hơn, ít bệnh, và quan trọng nhất là đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, an toàn. Với gần 100 mô hình nhà màng, nhà lưới được người dân đầu tư trồng rau, quả so với nhu cầu của cả tỉnh là còn rất ít.

Thời gian tới, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiệt độ tăng cao thì việc đầu tư lắp đặt nhà màng, nhà lưới đang là hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp. Đây không chỉ đảm bảo cho cây trồng phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An đã đưa giá trị sản xuất đạt bình quân từ 200-250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập825
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại98,526
  • Tổng lượt truy cập88,776,860
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây