Học tập đạo đức HCM

Một số điều cần lưu ý trong phát triển nuôi tôm trên cát

Thứ năm - 02/04/2015 00:13
Với dài bờ biển dài trên 137 km, Hà Tĩnh là một tỉnh có tiềm năng để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Thực hiện quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến 2030; trong thời gian gầy đây nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư phát triển nuôi tôm trên cát và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Tuy vậy, trong quá trình phát triển nuôi tôm trên cát do hiệu quả kinh tế mạng lại khá cao nên đã có hiện tượng một số cá nhân tự ý đầu tư phát triển nuôi tôm trên cát không đúng quy hoạch đã được phê duyệt là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững, tiềm ẩn nguy cơ là mất an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh...Để phát triển nuôi tôm trên cát một cách hiệu quả, bền vững xin lưu ý người nuôi một số nội dung sau:
1. Cần tuân thủ thực hiện nghiêm các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được tỉnh phê duyệt (quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến 2030; quyết định 2821/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh về quy hoạch chi tiết nuôi tôm trên cát công nghệ cao tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030; văn bản số 398/SNN-NTTS ngày 09/3/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh về quản lý thực hiện quy hoạch nuôi tôm trên cát.
 
2. Trong quá trình triển khai nuôi tôm trên cát người nuôi cần chú ý một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Cần có hệ thống ao chứa và ao xử lý nước thải chiếm 30% diện tích.
- Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn, lợ...) phải được bố trí hợp lý. Toàn bộ hệ thống ao nuôi (kể cả ao chứa lắng, ao xử lý nước thải) được lót bạt chống thấm và đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả, tránh nước thẩm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm (Chú ý: cao trình đáy ao phải cao hơn đáy kênh thoát 60 cm trở lên).
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:  Ao xử lý nước thải được bố trí theo cụm, mỗi ao nuôi có hệ thống thoát nước bằng ống PVC có đường kính từ 110-200mm được nối vào các hố ga xây dựng dọc theo bờ ao. Từ hố ga nước thải được thu gom về ao xử lý chung của từng cụm theo đường ống thoát (Φ200 - 250mm). Sau khi được lắng và xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải sẽ đưa ra biển bằng tuyến ống BTCT. Tuyến cống tiêu nước thải sẽ được bố trí âm dưới đất.
Từng hộ nuôi phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiện theo cam kết.
- Về ao nuôi, bờ ao rộng 2m, độ sâu nước trong ao nuôi từ 1,5 - 2m;người nuôi chọn ao vuông, diện tích từ 1.500 -3.000 m2; bờ và đáy ao được lót bạt nilon chống thấm, không rải lớp cát đáy và có rốn thoát nước hình lòng chảo để thuận tiện thải chất thải ra hố ga và gom vào ao xử lý; độ sâu ao nuôi cũng sâu hơn nhằm tăng thể tích nước, có tường chắn bảo vệ cao khoảng 0,8 - 1m sẽ góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lây lan từ bên ngoài và tránh được hiện tượng cát bay, chảy vào ao nuôi; ao nuôi được tăng cường thêm số giàn quạt và số cánh trên mỗi dàn để bảo đảm lượng ôxy.
- Về tôm giống, các cơ sở chọn mua giống từ các công ty giống có thương hiệu, uy tín... và có kiểm dịch của cơ quan Thú y. Mật độ thả nuôi vừa phải, không nên thả quá dày làm khó kiểm soát trong chăm sóc quản lý hoặc phải sử dụng nhiều thức ăn, hoá chất, kháng sinh trong quá trình nuôi làm suy thoái môi trường và mất an toàn vệ sinh thực phẩm; mật độ thả nuôi chỉ nên từ 80 - 120 con/m2.
          - Trong chăm sóc quản lý ao nuôi:
            Quản lý thức ăn: Chủ hộ nuôi nên chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu có uy tín và có thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn (Thức ăn UP, CP, Grobest...). Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trạng thái hoạt động của tôm. Tính toán lượng thức ăn hằng ngày theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên lượng thức ăn cho tôm cần điều chỉnh vào các yếu tố sau: Kiểm tra lượng tôm trong ao, kích cỡ của tôm, tình trạng sức khỏe và quá trình lột xác của tôm, chất lượng nước trong ao, diễn biến thời tiết.  Số lần cho ăn từ 4-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể. Trong quá trình cho tôm ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin C, các khoáng chất,... Tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm trong ao nuôi tôm. Thường xuyên dùng nhá, vó, chài để kiểm tra thức ăn tiêu thụ hàng ngày và lượng tôm, kích cỡ tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Khi tôm được 20 ngày tuổi nên thả vó vào ao nuôi để tôm làm quen. Việc bỏ thức ăn trong vó nên căn cứ vào trọng lượng tôm và kiểm tra vó 1 cách chặt chẽ. Việc chuyển đổi mã số thức ăn nên căn cứ vào trọng lượng tôm để làm tiêu chuẩn, không dựa vào tuổi tôm. Thời gian chuẩn bị chuyển đổi mã số thức ăn nên trộn chung cả 2 loại thức ăn để sử dụng ít nhất 4 ngày.
 Quạt nước, sục khí: Nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức bán thâm canh, thâm canh đòi hỏi phải sục khí, quạt khí liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi. Ngưng quạt nước, sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn (đối với tôm nhỏ). Trường hợp tôm đạt trọng lượng < 120 con/kg, nuôi mật độ cao, môi trường không ổn định có thể bật 1 đến 2 dàn quạt trong lúc cho ăn. Từ 60 ngày nuôi trở đi tiến hành bật quạt liên tục (trừ lúc cho ăn), cho ăn xong khoảng 30 - 45 phút thì tiến hành bật quạt. Tôm khoảng 70 - 80 ngày tuổi thì bật 1 dàn quạt trong lúc cho ăn.
Quản lý điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi phù hợp: Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi, các yếu tố môi trường trong ngưỡng thích hợp là: nhiệt độ từ 20 - 32oC; độ mặn từ 5 - 30%o, tốt nhất từ 10 - 20%o,  pH từ 7.5 - 8.5 và dao động sáng chiều không quá 0.5, Oxy hòa tan duy trì trên 4mg/l, độ trong từ 30 - 50cm, màu nước xanh vàng, vàng nâu. Do vậy, trong quá trình nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
- Một số vấn đề khác cần quan tâm:
+Thường xuyên định kỳ đánh vôi Dolomit + Canxi, liều lượng 400kg/ha/tuần.
+ Định kỳ đánh chế phẩm sinh học, liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
+ Ngày nuôi thứ 40 tiến hành xi phông hoặc xã đáy (xi phông 1 tuần/lần, xã đáy hàng ngày)
+ Ngày nuôi thứ 50 trở đi tiến hành dùng hóa chất khử các loại khí độc như NH3,, CH4
+ Trường hợp pH giảm: Dùng vôi bột CaCO3 hoặc Dolomite để nâng pH liều lượng: 20 - 30 kg/1.000m3 nước, nếu xuống quá thấp dùng vôi nung CaO, liều lượng: 15 - 20 kg/1.000m3
+ Trường hợp pH tăng: Tốt nhất là nên thay nước hoặc dùng đường, liều lượng 1.5 - 2 kg/1.000m3 nước.
+ Tôm nuôi đạt kích cỡ < 120con/kg thì có thể tiến hành cấp thay nước, nước phải được xử lý trước khi thay vào ao nuôi. Thay 15 - 20% lượng nước trong ao.
Với các nội dung trên, mong rằng các hộ nuôi cũng như doanh nghiệp nuôi tôm trên cát quan tâm thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi, bảo đảm nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất và sản lượng./.
Theo: sonongnghiephatinh.gov.vn
 Tags: nuôi tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,005
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,004
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại790,063
  • Tổng lượt truy cập93,167,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây