Học tập đạo đức HCM

Nên cơ nghiệp nhờ nuôi bò

Thứ ba - 26/07/2016 05:03
Theo thông tin mà cha của Thắng là ông Lò Văn Tân kể thì chỉ sau 3 năm nuôi bò, số tiền 70 triệu đồng mà gia đình vay cho Thắng đã trả hết cả vốn lẫn lãi.

Đến thị trấn Phù Yên, tỉnh Sơn La hỏi thăm nhà anh Lò Văn Thắng, với biệt danh "Thắng bò" hầu như không mấy ai không biết. Từ 1 thanh niên nhà nghèo, được một người quen bày cách cho nuôi bò thịt, bò sinh sản, giờ đây cơ nghiệp anh có được là một đàn bò thịt, bò sinh sản tổng cộng lên tới gần 40 con.

Anh Thắng cho biết, năm 2010, khi trình bày nguyện vọng với cha mẹ, cha anh hưởng ứng ngay, rồi ông bàn với mẹ đi vay họ hàng và ngân hàng được tổng cộng 70 triệu đồng để mua 11 con bê cho anh thực hiện ước mơ. Ở Phù Yên chưa có nhiều hộ dân nuôi bò nên nguồn cỏ khá dồi dào. Sau hơn nửa năm chăn thả tự nhiên, 11 con bê ban đầu đã trưởng thành, trong đó có 6 con bò nái đã mang thai và sinh sản ở năm nuôi thứ 2. Cứ như thế, các con bò nái đẻ ra bê, Thắng để nuôi tiếp chứ không bán, chỉ con nào sinh sản kém, hoặc ốm yếu, hoặc bò đực mới bán bò thịt. Chính vì vậy mà đàn bò cứ tăng trưởng lên tới 40 con chỉ qua có 6 năm nuôi.

 nen co nghiep nho nuoi bo hinh anh 1

Anh Lò Văn Thắng bên chuồng bò của gia đình. Ảnh: N.V.H

Theo thông tin mà cha của Thắng là ông Lò Văn Tân kể thì chỉ sau 3 năm nuôi bò, số tiền 70 triệu đồng mà gia đình vay cho Thắng đã trả hết cả vốn lẫn lãi. Sở dĩ có tiền để trả nợ là do bán bò đực trưởng thành, bò nái sinh sản kém, bò có sức khỏe yếu. Ý định của Lò Văn Thắng với công việc nuôi bò trong tương lai là chỉ nuôi thường trực khoảng 50 con bò bởi nguồn cỏ có hạn. Vì vậy khi bò nái đẻ ra anh sẽ cung cấp nguồn bê giống cho những hộ nào có nhu cầu nuôi.

Theo giá thị trường hiện nay, với trung bình khoảng 20 triệu đồng/con bò, tổng số tài sản của Lò Văn Thắng đang có cũng ước gần 1 tỷ đồng. Thắng kể, bạn của anh nói vui: “Nếu mà học đại học ra kiếm được việc làm luôn, sau 6 năm chưa chắc đã có số tiền gần 1 tỷ đồng…”. Thắng ngẫm cũng đúng và quyết tâm đi theo hướng nuôi bò sinh sản hàng hóa.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay29,080
  • Tháng hiện tại207,647
  • Tổng lượt truy cập90,271,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây