Học tập đạo đức HCM

Ngỡ ngàng công nghệ cao nơi đồng đất xứ Nghệ

Thứ hai - 15/07/2013 00:09
Trưa hè, dưới cái nắng khắc nghiệt của mảnh đất miền Tây xứ Nghệ những cánh đồng ngô mới nhú vẫn xanh mướt, tươi non. Ngô - loại cây chịu hạn kém giữa mảnh đất gió Lào cát cháy vẫn vươn lên tràn đầy sức sống. Cả cánh đồng rộng vài trăm hecta chỉ thấp thoáng một, hai bóng người, đó là những kỹ sư, công nhân của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH trực thuộc Tập đoàn TH đang kiểm tra việc vận hành của hệ thống cánh tay tưới dài tới gần nửa cây số.

 

 

Những cánh tay tưới dưới sự điều khiển của hệ thống máy tính trung tâm sẽ vận hành linh hoạt. Khi di chuyển, lúc đứng yên, độ mạnh yếu luồng nước khác nhau tùy thời điểm nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo cho cây ngô không bị “khát” mà lượng nước tưới tiêu được sử dụng tiết kiệm, hợp lý nhất.  
Tận mắt chứng kiến hệ thống tưới tiêu với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, trong một lần thăm quan cánh đồng nguyên liệu TH Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã phải ngạc nhiên mà thốt lên rằng “Cảnh tượng này ngỡ tưởng chỉ thấy ở trời Âu”. Không ngờ sự thật 100% đang hiển hiện giữa đồng đất xứ Nghệ.
Cách đó vài chục cây số, bên khu vực cánh đồng cỏ mombasa, những chiếc xe cắt cỏ có giá hơn 15 tỷ đồng mỗi chiếc vẫn đang cần mẫn hoạt động. Các xe cắt cỏ này khi hoạt động có thể thay thế cho sức làm việc của vài trăm thanh niên lực lưỡng. Cỏ cắt dài, ngắn tùy theo ý muốn, máy có thể cắt 1 tấn cỏ/phút. Cỏ cắt đến đâu được đổ ngay sang xe tải để chở về khu xử lý thức ăn. Ở khu vực khác trên đồng cỏ máy đóng cỏ tiếp tục nhiệm vụ đóng cỏ thành cuộn. Những cuộn cỏ này có thể dùng trong lâu dài được coi là “của để dành” cho gia súc.
Trưởng phòng Hành chính Công ty CP thực phẩm sữa TH Ngô Huy Hân hết sức tiếc rẻ vì thời gian có hạn nên không thể giới thiệu được đầy đủ các công đoạn của hoạt động nông nghiệp trong hệ thống trang trại của TH. Mọi công đoạn khác như tra hạt, bón phân, theo lời anh Hân… tất tật đều đã được cơ giới hóa theo những công nghệ nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới. 
Dự án tư nhân đầy tham vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến của TH xuất hiện đúng thời điểm nhiều nông trường miền Tây xứ Nghệ đang lâm vào tình trạng gần như phá sản, đất đai hoang hóa, lao động thất nghiệp. Doanh thu trung bình trên một ha đất nông nghiệp chỉ đạt 50-70 triệu đồng/năm, đã thế còn thất thường do phụ thuộc phần lớn vào thời tiết hoặc bị thương lái (ép giá, chèn giá, bỏ không thủ mua).
Tiên phong đưa công nghệ cao về đồng đất xứ Nghệ. Bằng quyết tâm và tầm nhìn của những người lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu thế giới, đồng đất miền Tây Nghệ An được quy hoạch, việc trồng trọt được nghiên cứu một cách khoa học. Công nghệ cao được ứng dụng triệt để. Những người nông dân trở thành công nhân trong nông nghiệp với tư duy làm việc bài bản.
Nhờ vậy, hiệu suất canh tác mang lại thật bất ngờ. Một ha đất được trồng cỏ mombasa, cao lương hay ngô lại (giống Mỹ) sau khi áp dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật cho doanh thu trung bình từ 300 triệu tới 1 tỷ đồng/ha/năm. Đơn cử như 1ha ngô lai cho thu hoạch 15 tấn x 3 vụ x 7.000.000 đồng/tấn = 315.000.000 đồng/ha/năm. Diện tích đồng đất nào có thể trồng được cỏ mombasa thậm chí cho thu hoạch tới hơn 1 tỷ đồng/ha/năm.
Máy móc thay thế sức người. Ruộng đất không còn bị phân chia manh mún, nhỏ lẻ. Năng suất, hiệu suất lao động trong nông nghiệp tăng cao rõ rệt. Vẫn đồng đất ấy, vẫn khí hậu ấy chỉ sau 3 năm với tư duy khoa học, ứng dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới đã hoàn toàn mang một diện mạo mới. 
“Chính bởi vậy, đưa công nghệ cao vào nông nghiệp là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Nghệ An đi sớm một bước là cái may cho người nông dân Nghệ An. Đi sớm ngày nào người nông dân xứ Nghệ được lợi ngày ấy” – nhận xét của ông Hồ Xuân Hùng Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thật đáng được đồng tình và chia sẻ./.
Mai Phan
Theo ven.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay66,655
  • Tháng hiện tại725,982
  • Tổng lượt truy cập93,103,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây