Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ “chinh phục” vùng đất khó

Thứ sáu - 19/10/2012 22:33
Từ hai bàn tay trắng, chị Nguyễn Thị Huệ ở xã Hồ Sơn (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) đã biến vùng đất đồi núi cằn cỗi thành trang trại tổng hợp thuộc loại lớn nhất miền Bắc mang lại tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi chí thoát nghèo

 

Chị Nguyễn Thị Huệ - Ảnh VGP/Nguyễn Thắng

Chúng tôi đến trang trại của chị Nguyễn Thị Huệ khi mặt trời đã đứng bóng. Chị đi ủng, vận bộ quần áo lao động, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi. Chị đang tất bật với những công việc không tên của người làm chăn nuôi.

 

Tuy trong tay đang sở hữu cơ ngơi trị giá cả chục tỷ đồng nhưng chị vẫn giữ thói quen của người nông dân. Một ngày mới của chị bao giờ cũng bắt đầu từ rạng đông với việc chăm sóc hàng nghìn con gà, rồi lại bận rộn cho đàn lợn ăn.

Nói về trang trại của mình, chị hồ hởi: “Tôi vừa mới xuất chuồng hơn 20 tấn gà, thu về 800 triệu đồng. Sắp tới, tôi sẽ bán khoảng 40 tấn gà”.

Năm 1980, cô gái trẻ Nguyễn Thị Huệ mới 17 tuổi đã tình nguyện xung phong vào bộ đội. Ba năm sau, chị xuất ngũ về quê xây dựng gia đình. Rồi những đứa con lần lượt ra đời.

Cứ tưởng, chị sẽ sống trong hạnh phúc với chồng và con. Ai ngờ, chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời sau 7 năm chung sống. Lúc ấy, chị một nách nuôi ba con nhỏ với biết bao khó nhọc.

“Có nhiều lúc, tôi tưởng mình không vượt qua nổi. Thấy các con còn nhỏ, tôi tự nhủ, không được gục ngã, quyết nuôi chí thoát nghèo”.

Những ngày đầu khởi nghiệp thật không dễ dàng với chị. Nơi chị sinh sống toàn là đồi núi bạc màu. Nhiều đêm thao thức, chị nhẩm tính, cứ bám vào cây ngô, cây sắn thì không thoát được nghèo. Chị chuyển hướng sang làm chăn nuôi với số vốn khởi điểm là 30 con gà mái giống địa phương.

Sau một thời gian nuôi, chị nhận thấy, giống gà này lâu lớn, khó quay vòng vốn nên hiệu quả kinh tế thấp. Chị cùng các con khăn gói vào tận miền Nam tìm đến các trang trại nuôi gà theo hướng công nghiệp để học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi.

Lứa gà đầu tiên chị nuôi 500 con. Sau khi xuất chuồng, trừ chi phí, chị thu lãi 50 triệu đồng. Cầm số tiền lớn trên tay, chị biết, mình đã tìm ra cách vượt lên đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Tỷ phú trên vùng đất khó

Thành công ban đầu đó đã tiếp thêm sức mạnh cho người phụ nữ nông thôn giàu nghị lực như chị tiếp tục làm ăn lớn trên chính vùng đồi núi toàn sỏi đá của quê hương.

Năm 2005, chị quyết định thế chấp sỏ đỏ, vay vốn ngân hàng và dốc toàn bộ số tiền tích cóp, đầu tư vào hơn 2.000 mét vuông đất đồi, xây dựng trang trại nuôi gà khép kín, hiện đại với tổng vốn hơn 1,4 tỷ đồng. Đây là trang trại nuôi gà thứ hai của chị có khả năng nuôi 16.000 con gà thương phẩm mỗi lứa.

“Có lúc, trong nhà có hàng nghìn con gà đến kì xuất chuồng mà thương lái trong tỉnh lại không tiêu thụ hết. Tôi thấy phát hoảng”, chị Huệ cho biết.

Đến khi có sản phẩm, chị lại phải lo đầu ra cho đàn gà. Một mình chị ngược xuôi khắp các nhà hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể để giới thiệu sản phẩm, tìm kiến bạn hàng.

Thấy con gà của chị nuôi trên vùng đất đồi thịt thơm ngon, chất lượng đảm bảo nên nhiều nhà hàng, siêu thị đã ký hợp đồng mua dài hạn. Tính đến nay, chị đã có thị trường tiêu thụ ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng…

Có đầu mối mua hàng ổn định, chị mở rộng quy mô, tăng số đàn gà. Chị đầu tư hơn 3,6 tỷ đồng xây thêm hai trang trại nuôi gà. Tính đến nay, chị có tất cả 4 trang trại, nuôi hơn 20.000 con gà thương phẩm mỗi lứa.

Trên đà phát triển, chị kết hợp nuôi thêm lợn. Mỗi lứa, chị nuôi 150 con lợ siêu nạc. Tính ra, chi bán hàng chục tấn lợn mỗi năm.

Không dừng lại ở đó, tận dụng vùng đồi núi quê hương, chị phát triển lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế. Mỗi năm khai khẩn một ít. Đến nay, chị đã “phủ xanh” hơn 10 ha đất đồi hoang.

Thấy mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của chị làm ăn có lãi lớn, không ít nông dân trong tỉnh Lạng Sơn đã học theo chị cải tạo vùng đồi núi  hoang trồng rừng, phát triển chăn nuôi.

Cầm sổ ghi chép trên tay, chị nhẩm tính, năm 2011 xuất hơn 3.00 tấn gà thương phẩm, thu về gần 10 tỷ đồng. Đàn lợn bán được 60 tấn, mang về tổng giá trị hơn 2,7 tỷ đồng, còn rừng kinh tế cũng thu về hơn 600 triệu đồng. Năm ngoái, gia đình chị đạt tổng thu nhập hơn 13 tỷ đồng.

Năm 2010, chị là một trong những đại biểu của tỉnh Lạng Sơn tham dự hội nghị toàn quốc “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm giàu” lần thứ 3 tại Hà Nội. Chị cũng được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng Bằng khen.

Nguyễn Thắng

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại863,494
  • Tổng lượt truy cập93,241,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây