Học tập đạo đức HCM

Chuẩn bị hoa hồng đón Tết

Thứ tư - 17/10/2012 00:23
Người ta có thể trồng hoa hồng kinh doanh trong điều kiện đồng ruộng, có mái che giảm ánh nắng, hoặc trong nhà màng, nhà kính (có quạt thông gió).

Trong điều kiện sản xuất thủ công, cơ giới hóa, tự động hóa hoặc trồng trong chậu để trang trí trong nhà. Ở nước ta, nhiều hộ nông dân trồng hoa hồng Pháp cho thu nhập cao, 1ha có thể thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng.

Ngày nay, các đặc điểm nông học chính cho việc lựa chọn giống hoa hồng là: Đặc điểm tái ra hoa và khả năng nở hoa liên tục, không có râu, ít gai, có nhiều cành và cho nhiều hoa, màu sắc hoa, kháng các bệnh virus quan trọng và chống chịu điều kiện khí hậu bất lợi. Từ đó, việc chọn giống và nhân giống hoa hồng có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như: Cắt cành giâm và chiết cành, ghép cành, gieo hạt (những giống có cho hạt) và nuôi cấy mô. Tuy nhiên, biện pháp cắt cành giâm hoặc chiết cành và ghép cành được phổ biến.

Nhu cầu đất đai, nước tưới và phân bón cho hoa hồng: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh lớn, đất trồng cần được phân tích giúp người sản xuất biết được chính xác chất khoáng vô cơ và chất hữu cơ có sẵn trong đất, trong nước, là những thành phần nào, yếu tố khoáng nào còn thiếu. Điều này giúp việc bón phân sau này có hiệu quả, đảm bảo năng suất, chất lượng và kinh doanh hiệu quả cao.

Hoa hồng yêu cầu độ pH = 6 - 7, nếu đất chua (độ pH < 5,5) cần bón khoảng 60kg vôi bột/1.000m2, bón rải trước khi làm đất. Đất trồng hoa hồng nên là đất cát pha, hoặc thịt nhẹ, tốt nhất là đất phù sa. Ruộng trồng cần phải chủ động tưới tiêu nước. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống ruộng 70 - 80cm, cao 25 - 30cm.

Hoa hồng cần các yếu tố đa lượng trong phân bón như: Đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magiê (mg) và các yếu tố vi lượng như: Sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Bo (B)…

Lượng phân bón và cách bón phân cho hoa hồng: Vườn hoa hồng dùng để ghép (hoặc chiết) cần có chế độ chăm sóc riêng. Chẳng hạn, bón nhiều phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục 2 – 3 tấn, phân lân super 55 – 70kg, đạm urea 30 – 40kg, kali clorua 8 – 10kg cho 1.000m2. Chia đều bón 12 lần, khoảng 1 tháng bón 1 lần. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân vào chính giữa luống. Bón thúc bằng cách tưới đạm và kali loãng cách gốc 15cm.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay29,192
  • Tháng hiện tại870,393
  • Tổng lượt truy cập93,248,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây