Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán đầu ra cho rau an toàn Hà Nội

Thứ ba - 16/10/2012 20:36
Là địa bàn có nhu cầu sử dụng rau xanh lớn nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này trở nên cấp thiết với người dân Thủ đô. Và mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) dần đáp ứng được mong mỏi của người tiêu dùng, song điều đáng nói là hiện nay, người trồng RAT vẫn đang loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Nông dân nhiều nơi đã làm chủ được việc sản xuất RAT.

Bài 1: Nghịch lý

Hầu hết các huyện ngoại thành ở Hà Nội đã và đang triển khai dự án trồng RAT; người dân cũng dần quen với quy trình sản xuất RAT. Tuy nhiên, có một khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả của dự án là đầu ra thì chưa được quan tâm đúng mức, khiến bà con vẫn phải "tự bơi" trong muôn vàn khó khăn.

Từ lâu, vùng trồng RAT xã Hà Hồi (Thường Tín) được coi là một trong những nơi sản xuất RAT lớn nhất Thủ đô, nhưng đến nay đầu ra cho sản phẩm vẫn rất khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Thuận, Chủ nhiệm HTX Hà Hồi cho biết, trên địa bàn xã hiện có hàng trăm hộ trồng RAT, nhưng tất cả mọi việc, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đều do chúng tôi lo liệu, do đó không thể quán xuyến hết được. Mặc dù nông dân luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật, sản phẩm rau cũng đảm bảo an toàn nhưng khi đem ra chợ bán thì giá cũng chỉ như các loại rau bình thường. Cũng may địa phương có chợ Hà Hồi nên cứ khoảng 17-18 giờ hôm trước, 4-5 giờ sáng hôm sau, thương lái các nơi đổ về thu mua nên không lo bị ế.

"Thực ra, nếu giá cả ổn định thì không có vấn đề gì, bà con sẽ vui vẻ tuân thủ quy trình sản xuất. Nhưng khi mất giá, thị trường bất ổn thì rất khó yêu cầu họ làm theo vì sản xuất RAT mất nhiều công sức, đầu tư tốn kém và công phu hơn trồng rau thường rất nhiều. Chúng tôi chỉ mong các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện để RAT Hà Hồi có đầu ra ổn định, hoặc ít nhất cũng phải có mức giá sàn cho các sản phẩm RAT, phải đảm bảo RAT bán với giá cao hơn các loại rau khác thì mới mong nông dân gắn bó lâu dài", ông Thuận nói.

Tương tự, vùng RAT phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) đã được Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hà Nội đầu tư xây dựng hạ tầng với hệ thống nhà lưới, cột bê-tông, kênh mương thủy lợi hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện chỉ có khoảng 1/10 lượng sản phẩm RAT của phường được Công ty cổ phần Xuất - nhập khẩu nông - lâm sản thực phẩm Đông Nam Á ký hợp đồng bao tiêu, số còn lại bà con phải tự đem ra chợ bán.

Chị Nguyễn Thị Hương, người trồng RAT ở phường Lĩnh Nam cho biết: "Tham gia dự án, chúng tôi được tập huấn kiến thức về sản xuất RAT. Ai cũng ý thức rằng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đảm bảo uy tín, chất lượng RAT của địa phương. Thế nhưng, hiện chỉ có vài chục hộ cung cấp rau cho Công ty cổ phần Xuất - nhập khẩu nông - lâm sản thực phẩm Đông Nam Á là có nhãn hiệu ghi trên bao bì của công ty. Còn những hộ như chúng tôi, hôm nào cũng đem rau ra chợ bán như rau thường thì cần gì phải có bao bì, địa chỉ, nguồn gốc hàng hóa, chỉ cần biết, khi đến tay người tiêu dùng vẫn đảm bảo an toàn là được".

Ngay cả vùng RAT xã Vân Nội (Đông Anh), địa phương được coi là tiên phong trong lĩnh vực này với hơn 200 hộ trồng RAT, diện tích 220ha, phân bố ở 12 hợp tác xã nhưng lượng rau có đầu ra ổn định với thương hiệu RAT Vân Nội được gắn trên bao bì cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại bà con vẫn tự xoay xở với sự đỏng đảnh của thị trường.

Giải thích về vấn đề này, ông Trần Văn Mây, Chủ nhiệm HTX chế biến, sản xuất, tiêu thụ RAT Vân Nội cho biết: "HTX chỉ có 18 hộ tham gia với 5ha trồng rau, sản lượng bình quân 6 - 7 tạ rau/ngày, nhưng chỉ có thể đảm bảo đầu ra cho 2/3 số rau đó, còn lại các hộ phải tự lo tiêu thụ".

Trao đổi với chúng tôi về việc RAT "tắc" đầu ra ở các HTX hiện nay, ông Chu Văn Hồi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất - nhập khẩu nông - lâm sản thực phẩm Đông Nam Á cho biết: "Nguyên nhân chính là do chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn khi lập dự án chỉ chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất với hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng…, nhưng lại bỏ qua công đoạn quan trọng nhất là nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, tìm đầu ra cho sản phẩm. Cần phải có chiến lược tuyên truyền hiệu quả ngay từ khi bắt tay thực hiện dự án, để làm sao người tiêu dùng biết và tìm đến sản phẩm của mình, chứ chỉ lo sản xuất thì rất khó đạt kết quả cao…".

Văn Thương

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay31,689
  • Tháng hiện tại838,720
  • Tổng lượt truy cập88,193,790
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây