Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng ngộ độc: Nhắm mắt móc tiền nông dân

Thứ bảy - 28/07/2012 04:30

PHẦN III: HẠN CHẾ SỬ DỤNG THUỐC BVTV - BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Nhắm mắt móc tiền nông dân

>> Đủ ''chiêu thức'' kích cầu
>> Ruộng rau cũng “cõng” đủ loại thuốc
>> Ruộng lúa phun thuốc như mưa
>> Tại sao tôm chết

CẦN LOẠI BỎ LỢI ÍCH NHÓM

Ngày 20/7 vừa qua, tại cuộc họp triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chính thức đánh giá việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón lá hiện nay là nguy cơ tăng thêm rủi ro cho SXNN, một nghề vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của gần 70% số dân.

Trên thực tế từ nhiều năm nay, Bộ NN-PTNT cùng với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế đã triển khai nhiều chương trình nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV như là IPM, không phun thuốc sớm, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, VietGAP… đồng thời ban hành nhiều văn bản theo hướng quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên như Nguyễn Trãi đã từng nói “làm việc ác thì như nước xuôi dòng, làm việc thiện thì như trèo ngược núi” nên hiệu quả của những chương trình trên vẫn còn đang rất hạn chế và đang bị lấn át bởi đội quân hùng hậu, tiền bạc, mánh khóe của các công ty nông dược và hơn thế nữa đang bị lợi ích nhóm chi phối.


Sử dụng thuốc BVTV tiêu diệt cả tôm

Năm 2006, dịch VL, LXL bùng phát từ Đồng Tháp rồi lan rộng ra uy hiếp an ninh lương thực quốc gia. Nhận thấy cơ hội ngàn năm, nhiều loại thuốc được đăng ký để phòng trừ dịch bệnh mới này, trong đó có thuốc xử lý hạt giống. Còn nhớ hội nghị đánh giá để cấp phép sử dụng cho loại thuốc mới này đã diễn ra rất căng thẳng, trước chất vấn của nhiều nhà khoa học và quản lý, cơ quan khảo nghiệm đã phải rút dần thời quan hiệu lực của thuốc từ 7 ngày xuống 5 ngày, rồi 3 ngày, 2 ngày nhưng cuối cùng vẫn được chấp nhận vì phát biểu của một giáo sư đầu ngành.

Đến nay đã chứng minh được việc chặn đứng được dịch bệnh VL, LXL là nhờ vào biện pháp gieo sạ đồng loạt né rầy chứ không phải nhờ thuốc nhưng “con đã mọc răng nói năng chi nữa”- thuốc đã được vào danh mục, đã được các công ty đưa vào quy trình canh tác đi rao giảng cho nông dân và kết quả là đồng ruộng lại có thêm hàng ngàn tấn thuốc mỗi năm.

Việc công nhận và cho phép sử dụng trên ruộng nước với phân bón dạng lỏng Ami-Ami có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp sản xuất bột ngọt cũng là một trường hợp tương tự, các nhà khoa học chỉ căn cứ vào hàm lượng NPK và kết quả khảo nghiệm mà quên hình dung hậu quả lúc triển khai trên diện rộng khi các điều kiện ngặt nghèo không còn được kiểm soát.

Kết quả là Ami-Ami đi đến đâu thì đạo ôn đến đấy và chất lượng lúa cũng giảm theo vì dư đạm, nhiều rong rêu nhưng các đại lý và các FF thì “ván đã đóng thuyền, bồn và bơm đã sắm” nên các thuyền chở Ami-Ami vẫn ngày đêm len lỏi bất kể vùng sâu hay vùng xa. Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết thiệt hại do Ami-Ami mang lại không nhỏ nhưng chính quyền sở tại không thể cấm vì đã có tên trong danh mục.

CÓ NÊN TIẾP TỤC “XÃ HỘI HÓA”

Festival lúa gạo Hậu Giang 2009 hoành tráng với nhiều tiếng khen nhưng có một chi tiết ít người biết là BTC đã bí khi muốn có quà tặng cho 50 nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của cả nước về dự.

Sau nhiều trao đổi, khoản chi không có trong kế hoạch đã được “bán cái” cho một công ty BVTV và tất nhiên với các FF thì nghĩ ra ngay hiệu quả khi đội ngũ nông dân tiêu biểu này quan tâm đến sản phẩm và khuyến cáo của họ. Một chuyến du lịch về miệt thứ ở bán đảo Cà Mau trong những ngày chờ đợi được vinh danh và nhận bằng nông dân sáng tạo (trong lễ bế mạc) cùng với những phần quà ý nghĩa. Vậy là chỉ một đồng tiền nhưng đã bắn trúng 3 mục tiêu.

 

Tại đại hội Hội Bảo vệ thực vật vừa qua, GS.TS Trần Văn Hai, Đại học Cần Thơ cho rằng đã đến lúc Hội BVTV cần chú trọng xây dựng Văn hóa cho doanh nghiệp kinh doanh chất độc. Tiếc rằng ý kiến có tầm chiến lược đấy lại bị lẻ loi đơn độc trong nhiều ý kiến về sự xây dựng khối đoàn kết nội bộ giữa các hội viên. Sự đoàn kết ở đây được hiểu là giảm thiểu là sự cạnh tranh, giảm thiểu sự đấu tranh và cùng tiếng nói chung với cơ quan quản lý nhà nước trong từng vụ việc cụ thể.

Các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp nói chung và BVTV nói riêng có rất nhiều cơ hội để nâng cao giá trị đồng tiền của mình dưới cái vỏ được gọi là “xã hội hóa” nhưng cũng không ít được gọi là “cán bộ hóa”, bởi định mức tài chính thì có hạn mà yêu cầu chi tiêu cho việc in ấn tài liệu, bữa ăn cho các cuộc hội nghị lại nhiều. Rất khó biết rằng các chính sách quản lý của nhà nước, sự điều hành quản lý nhà nước ở các cấp lại hoàn toàn công bằng với tất cả doanh nghiệp.

VĂN HÓA KINH DOANH CHẤT ĐỘC?

Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh. Trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011), số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần. Giá trị nhập khẩu năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD, năm 2011 là 576 triệu USD.

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng năm 2012 đã lên tới 1.446 hoạt chất, trong khi của các nước trong khu vực từ 400 đến 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Ma-lai-xi-a 400-600 loại. Nếu lấy con số giai đoạn 1991-2000 so với hiện tại thì đúng là “con tem dán trên lưng voi”.

Điều đáng nói là tốc độ gia tăng thuốc BVTV cao hơn nhiều so với mức tăng của năng suất và sản lượng nông sản và hình như tỷ lệ thuận với bệnh ung thư. Các năm 2010, 2011 Đài Loan, Nhật Bản từng trả về một số lô gạo vì có dư lượng thuốc BVTV và năm nay 50 tấn mật ong tồn từ năm ngoái đến nay vẫn không bán được cũng vì vậy. (Hết)

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay65,064
  • Tháng hiện tại895,791
  • Tổng lượt truy cập92,069,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây