Mỗi cây có một thế mạnh riêng, một thị trường riêng. Tuy nhiên, trồng cây gì thì cũng nên hiểu thật kỹ về nó trước khi tiến hành gieo trồng.
Tiêu đã có từ lâu đời, nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó được di thực vào Việt Nam từ thế kỷ 17 nhưng tới thế kỷ 18 mới được tổ chức trồng rộng rãi. Chủ yếu tiêu được phân bố từ Quảng Trị trở vào.
Việc phát triển diện tích tiêu ồ ạt đang bộc lộ nhiều bấp bênh |
Hạt tiêu có hương vị thơm, cay đặc biệt. Đó là do nó có chất piperine và tinh dầu tiêu. Hai chất này biến hạt tiêu thành loại gia vị không gì thay thế nổi, vừa thơm, vừa cay. Ngoài ra, hạt tiêu còn dùng để chế biến hương liệu, chế biến nước hoa và dùng làm thuốc.
Rất nhiều nước ham mê trồng tiêu như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Mexico, Brazil.
Trước đây, ta chỉ trồng tiêu để cung cấp trong nước là chủ yếu. Nhưng dần dần, việc quảng bá thương hiệu tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới làm tốt đã đưa ngành sản xuất tiêu của chúng ta cán mức đứng đầu trên thế giới. Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất (khoảng 1/3 lượng tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới)...
Tuy nhiên, việc trồng tiêu ở ta thường vướng phải một số sai sót như: Giống vừa cũ, vừa già mà không được phục tráng. Việc tăng cường các giống tốt còn làm chậm. Kỹ thuật chọn giống cũng tự phát, đơn điệu; Kỹ thuật canh tác ở nhiều nơi còn dựa vào các cách làm truyền thống mà ít ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến; Việc bón phân và phòng trừ sâu, bệnh cũng thể hiện nhiều sai sót. Tiêu cần phân hữu cơ là chủ yếu (nhưng nhiều nơi lại quá lạm dụng phân vô cơ). Việc trừ bệnh làm chưa tốt; Có những vùng, việc tiêu nước không kịp thời nên đã gây cho tiêu chết hàng loạt.
Vì vậy, khi định trồng tiêu, xin bà con lưu ý một số việc sau: Phải chọn đất nơi cao ráo nhưng giàu chất hữu cơ. Phải tìm được các giống cho năng suất cao và phẩm chất hạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Cây có khả năng kháng bệnh cao; Phải đảm bảo đủ phân cho cây (mà chủ yếu là phân hữu cơ các loại); Không để cây bị úng, nhưng lại phải đảm bảo đủ ẩm cho cây; Dứt khoát phải theo dự các lớp tập huấn về kỹ thuật (nếu chưa trồng tiêu bao giờ); Việc chuẩn bị giá thể để cho tiêu leo lên phải được chuẩn bị từ trước. Nó có thể là cả cây sống và cây chết. Nọc chết có thể là cây gỗ dài từ 4-4,5m của các loại cây như làu tấu, cà chắc, căm xe… Nọc sống thường là các loại cây như: anh đào giả, mít, xoan, dừa, vông, mức…
Ta cũng có thể làm nọc bằng cột bê tông đúc sẵn hoặc dùng gạch xây lên theo hình tháp rỗng ruột. Ta đổ đất và phân vào bên trong. Tiêu bao giờ cũng bám cọc để leo lên. Ta có thể buộc để hỗ trợ cho nó bám chắc vào nọc.
Xin không vội vàng khi trồng tiêu, phải nắm vững đất trồng, vụ trồng, giống tốt và phù hợp; đảm bảo đủ điều kiện tưới ẩm và tiêu nước tốt; nắm vững kỹ thuật trồng tiêu; chuẩn bị đủ phân bón, hiểu và chủ đồng phòng trừ sâu, bệnh cho tiêu…
Lo đủ các khâu này thì ta mới trồng tiêu tốt được.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã