Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp 2017: Nhận diện thách thức và hành động

Thứ tư - 04/01/2017 04:44
Theo các chuyên gia, năm 2017 nông nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua những khó khăn về thị trường xuất khẩu, đảm bảo an toàn nông sản thực phẩm, nhất là tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khó lường nếu muốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành. Chính vì vậy, năm 2017, nông nghiệp Việt Nam phải nhận diện đầy đủ những thách thức để hành động, ứng phó hiệu quả.

BĐKH là thách thức lớn nhất đối với ngành Nông nghiệp và PTNT (ảnh minh họa)

Đối mặt với rét đậm, rét hại nhất trong lịch sử ở miền Bắc; hán hán, mặn xâm nhập trong vòng 100 năm trở lại đây ở khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung bộ; sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung và lũ chồng lũ những tháng cuối năm, khép lại năm 2016 nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, về đích với tốc độ tăng trưởng 1,36%; kim ngạch xuất khẩu nông sản cao nhất từ trước đến nay, đạt mức 32,1 tỉ đô la. Nhiều mặt hàng nông sản đã bứt phá góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng dương của ngành như: rau quả, thủy sản, chăn nuôi…

Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất, cường độ và phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, mặn xâm nhập sẽ ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chủ động ngay từ bây giờ nếu muốn tăng trưởng bền vững, đặc biệt là những ngành hàng chủ lực phục vụ xuất khẩu trong kế hoạch phải xem xét lồng ghép các phương án ứng phó biến đổi khí hậu trong những năm tới.

TS Đặng Kim Sơn cho rằng, biến đổi khí hậu là câu chuyện của ngày hôm nay. Những gì đang tính toán phải được đưa vào chương trình, kế hoạch phương án đối phó, không chỉ là trong các kế hoạch trung hạn, dài hạn mà ngay cả kế hoạch hàng năm. Điều này không chỉ được thể hiện trong Đề án của Nhà nước mà còn thông báo rộng rãi cho nông dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương phải hiểu rõ những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra để chủ động phòng tránh.

Năm 2016, thiên tai đã làm 253 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất gần 40 nghìn tỉ đồng. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, thiệt hại nặng nề trong lĩnh vực trồng trọt, kéo theo sự suy giảm của ngành trong 6 tháng đầu năm với tăng trưởng âm 0,18%....Dự báo, năm 2017 nông nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai mới vì vậy việc chủ động trong công tác dự báo là rất quan trọng.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng, trước hết phải sẵn sàng chủ động. Công tác dự báo phải chính xác, kịp thời hơn, dự báo dài hơn. Các cấp chính quyền và người dân phải hết sức chủ động. Phương châm “4 tại chỗ” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong ứng phó thiên tai. Với mỗi loại hình thiên tai và điều kiện địa lý của từng vùng sẽ áp dụng phương châm “4 tại chỗ” khác nhau. Về lâu dài phải nhận định các loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn, trên diện rộng kèm theo đó là xây dựng các kịch bản, kế hoạch về phương án ứng phó những loại hình thiên tai lớn này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (phải) trả lời một số cơ quan báo chí

Năm 2017, ngành nông nghiệp tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu quả của tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành, nông nghiệp tập trung tái cơ cấu ngành theo hướng xây dựng “3 trục sản phẩm” gồm: sản phẩm quốc gia, bước đầu lựa chọn 10 sản phẩm chủ lực, có giá trị xuất khẩu 1 tỷ đô la trở lên; tiếp đến là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm là đặc sản của các địa phương…Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc quy hoạch lại sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Phải quy hoạch lại sản xuất căn cứ vào tác động biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khốc liệt xảy ra tại 7 vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Trong quy hoạch, từng vùng miền phải lựa chọn đối tượng sản xuất, quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở địa phương. Sản xuất nông nghiệp ở các vùng phải được xây dựng để thích nghi, biến những bất lợi của biến đổi khí hậu thành lợi thế trong phát triển bền vững”.

Năm 2017, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành như: Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt từ 2,5 đến 2,8%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3% đến  3,2%; Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 32 tỷ đến - 32,5  tỷ đô la; Tỷ lệ che phủ rừng: 41,45%;  Tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới: 28 đến 30%./.

Nguồn tin: www.omard.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,970
  • Tổng lượt truy cập92,042,699
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây