Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Việt Nam '5 ăn, 5 thua': Lời cảnh báo của những chuyên gia

Thứ hai - 01/06/2015 21:15
Ăn hay thua ở đây đều phụ thuộc vào thái độ ứng phó và những chính sách vĩ mô, vi mô đề ra có phù hợp hay không cho sự phát triển của SX nông nghiệp…
Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp là hội thảo do Sở NN-PTNT Hà Nội, Trung tâm XTTM nông nghiệp TP Hà Nội vừa tổ chức.
Đây là dịp để các DN Hà Nội và trên 20 tỉnh thành xây dựng mối liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm. Ngày đầu tiên của hội thảo dành thời gian chính cho những diễn giả, chuyên gia kinh tế, nông nghiệp quen thuộc.
TS Lê Hưng Quốc cho rằng trong hội nhập quốc tế, thách thức nhất của nông nghiệp VN gặp phải là vấn đề luật pháp và cơ cấu, tổ chức SX. Trước đây SX nông nghiệp của chúng ta dựa vào HTX và nông dân nhưng nay phải dựa chính vào DN.
Cần phải cải thiện những hạn chế về đất đai như thời gian giao đất, thuê đất, hạn điền, quyền sở hữu, tích tụ ruộng đất, giảm bớt đất lúa, quy hoạch vùng SX hàng hóa lớn…
"KHCN là giải pháp cơ bản sau ruộng đất, cần phổ cập tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo các hiệp định đã cam kết, áp dụng các hệ thống quản lý của quốc tế, ứng dụng công nghệ cao.
Điều chỉnh lại thị trường sản phẩm để tránh xuất thô mà phải theo hướng chất lượng cao, sạch, hữu cơ. Điều chỉnh lại lao động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả SX và thu nhập...", ông Quốc nói.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng cơ hội không tự động đến, DN phải nhận biết và nắm bắt, nỗ lực thực hiện: Mở rộng thị trường XK với thuế suất thấp, nhập khẩu nguyên, phụ liệu thuận lợi. Đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một đối tác. Liên kết, tham gia chuỗi giá trị với DN của các nước…
Trong hội nhập, lương thực, thủy sản có cơ hội nhưng mía đường, đậu tương, ngô (bắp) sẽ gặp khó. Chăn nuôi “nguy cấp” với 3 đối tượng chính là lợn, gà và bò. Chăn nuôi gà quy mô nhỏ, không có khả năng cạnh tranh, kể cả gà thịt và gà đẻ trứng nên rất dễ bị thua thiệt.
Đối với chăn nuôi lợn, VN có ưu thế SX nội địa vì người dân có thói quen sử dụng thịt tươi. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng này sẽ nhanh chóng thay đổi và người dân chuyển dần sang việc sử dụng thịt đông lạnh...
"DN cần liên kết thành chuỗi: DN - nông dân - XNK trong nước và ngoài nước - ngân hàng - viện nghiên cứu. Biết người biết mình, nghiên cứu thị trường, đối tác cạnh tranh và hợp tác theo hướng hai bên cùng thắng. Đầu tư vào nguồn nhân lực, KHCN. Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về nhãn mác, tiêu chuẩn VSATTP, lao động để XK, tham gia chuỗi giá trị... Vận dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, thực hiện các thủ tục thuế, hành chính, hải quan qua mạng", TS Lê Đăng Doanh.
Chính vì vậy cả ngành chăn nuôi heo và gà có thể đứng trước nguy cơ bị thua thiệt. Bò thịt và bò sữa sẽ chịu sức ép nặng nề nên cần có giải pháp cấp bách.
Để đối phó lại, theo TS Lê Đăng Doanh cần tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nông dân: Chuyển sang canh tác trên quy mô lớn (ở Vĩnh Phúc, nông dân cho thuê đất 10 năm, làm thuê trên mảnh đất của mình), liên kết DN nông nghiệp - ngân hàng - chế biến - thu mua -XK.
Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Ký hợp đồng hợp tác với DN nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Vận dụng KHCN tiên tiến. Áp dụng GAP, thực hiện các tiêu chuẩn VSATTP.
Kỷ luật thị trường rất khắc nghiệt nhưng cũng rất ủng hộ nông dân làm ăn giỏi, nghiêm túc. Đào tạo, bồi dưỡng nông dân, ngư dân, rèn luyện ý thức kỷ luật, học sử dụng Internet, cập nhật thông tin. Tham gia thương mại điện tử...
Trong hội nhập, DN nông nghiệp cần phải làm gì? 96% DN hiện nay ở VN là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 2% trung bình, 2% là lớn, năng lực hạn chế.
Chỉ có 36% DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, 300 DN ở TP.HCM có năng lực tham gia. Phải thay đổi tư duy kinh doanh, không chỉ đầu tư vào “quan hệ”, ăn chênh lệch giá mà phải có chiến lược lâu dài. (Còn nữa)
VÂN ĐÌNH
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,826
  • Tổng lượt truy cập92,054,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây