Học tập đạo đức HCM

Nuôi nhím – hướng phát triển tốt trong thực hiện Đề án phát triển sản xuât ở xã Quang Lộc

Thứ bảy - 04/02/2012 03:41
“Một lần tình cờ xem Chương trình nông nghiệp – nông thôn trên Đài truyền hình tỉnh giới thiệu về mô hình nuôi nhím, nhận thấy nhím có ưu điểm
là ít bệnh, dễ chăm sóc, chi phí nuôi thấp mà lợi nhuận mang lại rất cao nên tôi  đã quyết định chọn nhím làm vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình” - Ông Đặng Đình Hòa, ở xóm Trà Dương, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc nói với Đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh và các động chí trong Đoàn của tỉnh đi kiểm tra một số mô hình phát triển kinh tế trong việc triển khai Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn  tại xã Quang lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, vào ngày đầu Xuân Nhâm Thìn (ngày 03/2/2012).

                 Với bản tính cần cù, ham học hỏi, gia đình ông đã thành công bước đầu.    
                                                                                                                             Từ chỗ với 10 con nhím giống ban đầu đến nay, mới hơn một năm, trong chuồng của gia đình ông đã có 22 con nhím sinh sản, hàng năm cho gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng từ bán nhím giống. Ông Hòa cho biết."Nhím có tính kháng bệnh cao, trong quá trình theo dõi không thấy xuất hiện bệnh khó chữa, đặc biệt hơn, nhím là loài đa thai, sinh sản một lứa từ 1-3 con và một năm có thể sinh sản 3 lứa. Nhím con tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/tháng, sau 3 tháng là cai sữa; quy mô chuồng trại thiết kế đơn giản. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nhím giống từ 8-10 triệu một đôi, nhím thịt từ 220-250 nghìn đồng/kg. Nuôi một đôi nhím với giá 10 triệu đồng chỉ sau 1 năm là hoà vốn, những năm tiếp theo sẽ có lãi từ 20-25 triệu”.  Ngoài ông Hòa trong xã hiện nay đã có 17 hộ gia đình nuôi nhím, với hơn 180 con nhím giống.
          Tuy nhiên để phát triển mạnh nghề nuôi nhím khó khăn lớn nhất đối với người dân Quang Lộc là vấn đề vốn, vì vậy các Ngân hàng cần thực hiện đúng quy định tại Nghị định 41/CP của Chính phủ ưu tiên cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất một cách linh hoạt, thông thoáng về thủ tục, có như vậy việc xây dựng NTM mới đi vào chiều sâu và thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí khác như kế hoạch đã đề ra.
  
                                                                                              Xuân Hồng
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm382
  • Hôm nay48,770
  • Tháng hiện tại824,048
  • Tổng lượt truy cập91,997,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây